Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện
Chống đẩy là bài tập phổ biến để tăng cường sức mạnh vùng lõi và thân trên. Nhưng khi tập luyện nếu mắc phải những sai lầm khi chống đẩy dưới đây có thể khiến kết quả tập luyện không được như ý và dễ gặp phải những chấn thương khi tập luyện.
Chống đẩy là một trong những bài tập thể thao phổ biến được nhiều người lựa chọn để duy trì vóc dáng, tăng hỗ trợ khớp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh và trương lực cơ,… Mặc dù những động tác thực hiện chống đẩy khá đơn giản nhưng người tập vẫn có thể mắc phải những sai lầm thường gặp khi chống đẩy dưới đây:
Những sai lầm thường gặp khi chống đẩy
Nâng hông quá cao
Những người mới tập luyện chống đẩy thường mắc phải sai lầm chính là nâng hông quá cao. Nhưng việc nâng hông quá cao có thể khiến bài tập dễ dàng thực hiện hơn, cần ít sự kết hợp cơ lõi hơn nhưng người tập sẽ không thể kết hợp được với cơ bụng.
Tay đặt sai vị trí
Khá nhiều người khi thực hiện các động tác chống đẩy đều đặt tay sai vị trí nhất là những người mới bắt đầu tập luyện chống đẩy. Khi đặt tay sai vị trí quá rộng hoặc quá cao khiến gây thêm áp lực cho vai và bạn không có đủ lực để chống đẩy.
Khuỷu tay bị bùng (khuỷu tay bay)
Khi thực hiện tư thế tập chống đẩy khá nhiều người để khuỷu tay của mình bị bùng ra. Việc tập luyện sai tư dẫn đến vai của bạn thêm áp lực có thể bị đau sau khi tập luyện hoặc gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.
Để lưng chùng xuống
Để lưng chùng xuống khi thực hiện các bài tập chống đẩy là một trong những sai lầm khá thường gặp khi chống đẩy. Việc này có thể dẫn đến việc bạn cảm thấy bị đau lưng dưới sau khi kết thúc tập luyện.
Không thực hiện đủ các chuyển động
Nhiều người chỉ thực hiện gập khuỷu tay một chút và duỗi thẳng về tư thế plank đây là một trong những sai lầm khi tập chống đẩy nhiều người mắc phải nhất.
Lên xuống quá nhanh
Việc thực hiện các động tác chống đẩy quá nhanh là một trong những sai lầm khi tập chống đẩy. Khi thực hiện các động tác chống đẩy người tập luyện thực hiện các động tác lên xuống quá nhanh khiến bạn bị sai tư thế và bị chấn thương.
Thả đầu
Một sai lầm khi chống đẩy khá thường gặp chính là có xu hướng ngẩng đầu lên. Khá nhiều người chỉ quan tâm đến việc hoàn thành chống đẩy mà quên đi một điều quan trọng khác chính là duy trì cột sống thẳng. Khi thực hiện các bài tập chống đẩy khó nhiều người có xu hướng ngẩng đầu lên hoặc cúi đầu xuống sàn do không đủ lực để chống đẩy. Việc này dẫn đến việc căng cổ và không có tác dụng gì tới thể thân trên của bạn. Từ đó dẫn đến kết quả cổ của bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu sau khi tập luyện.
Vắt chéo chân khi bạn biến đổi động tác
Nhiều người thường mắc sai lầm là vắt chéo chân khi chống đẩy trên đầu gối nhưng việc này vô tình khiến bạn dễ gặp phải chấn thương khi tập luyện.
Giữ hơi thở
Khá nhiều người khi tập luyện chống đẩy thường không quan tâm đến việc giữ hơi thở khiến cho người tập cảm thấy nhanh kiệt sức, mệt mỏi.
Sử dụng vai và cơ lõi không đúng cách
Việc sử dụng vai, cơ lõi không đúng cách không những không đem lại kết quả tập luyện cao mà còn có thể khiến bạn gặp phải tình trạng chấn thương khi tập luyện.
Không chú ý vào bàn tay
Khá nhiều người tập thường để bàn tay quá gần nhau khi tập luyện chống đẩy. Việc bàn tay đặt quá gần nhau khiến bắp tay sau càng hoạt động nhiều hơn ngực.
Giải pháp khắc phục những sai lầm khi tập chống đẩy
+ Hãy để bàn tay xa nhau, khoảng cách giữa hai bàn tay bằng độ rộng của vai.
+ Khi thực hiện chống đẩy người tập hãy chú ý hít vào khi hạ ngực xuống và thở ra khi đẩy người trở lại vị trí cũ.
+ Kiểm tra tư thế chuẩn khi chống đẩy bằng cách đảm bảo gò bàn tay nằm thẳng dưới vai và chỉ mở rộng hơn ngực một chút. Đảm bảo cổ tay không hướng vào trong hay hướng ra ngoài mà cổ tay sẽ ở vị trí trung lập hướng thẳng về trước
+ Kiểm tra khuỷu tay của mình để đảm bảo nó tạo một góc 60 độ so với cơ thể.
+ Nên chú ý giữ cổ ở vị trí trung lập với mắt nhìn xuống sàn, không ngẩng đầu lên và cột sống thẳng khi tập luyện.
+ Nên kết hợp với cơ lõi để tập chống đẩy hiệu quả. Hãy sử dụng cơ gân kheo và siết lại giúp người tập hạ thấp mông xuống và hỗ trợ cơ thể vào đúng tư thế tập luyện.
+ Thực hiện các động tác chống đẩy chậm dãi từ từ không tập quá nhanh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu
Nón bơi không chỉ là phụ kiện bên cạnh kính bơi, túi đựng đồ bơi, bộ đồ bơi mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho người tập bơi. -
Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ
Áo vest tạ đi bộ là loại công cụ hỗ trợ tập luyện còn khá xa lạ. Không chỉ cải thiện hiệu suất tập luyện cho người đi bộ mà áo vest tạ mang lại những lợi ích bất ngờ khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây? -
Sử dụng tạ đeo chân khi tập luyện mang lại hiệu quả bất ngờ
Tạ đeo chân được sử dụng trong các bài tập thể dục như chạy bộ, tập xà đơn, tập xà kép, võ thuật…Nhiều người sử dụng tạ chân để tăng độ khó cho bài tập, đạt được kết quả tập luyện tốt hơn. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào? -
Bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi
Nhiều khi những trận thi đấu có thể kéo dài đến 4 - 5 tiếng đồng hồ để xác định kết quả thắng thua. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi vô cùng quan trọng.