Rơi thanh sắt 10m: Nhà thầu nói lỗi do không có người giám sát
Giải thích về sự cố trên, Ông David Chevallier - Quyền trưởng đoàn tư vấn Systra Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội cho biết, sở dĩ xảy ra sự cố thanh thép rơi là do nhà thầu thực hiện thi công đúng vào chủ nhật nên không có giám sát của đơn vị tư vấn tại công trường.
Ông Lê Huy Hoàng - Phó Trưởng ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đây là sự cố xảy ra ngoài ý muốn, nguyên nhân là do đơn vị thi công khi cẩu chưa kiểm tra kỹ, công nhân móc nối cáp không tuân thủ các quy trình về an toàn. Vì vậy, ông yêu cầu việc ép cọc cừ tại ga số 4 sẽ tạm dừng trong khoảng 3 ngày kể từ ngay hôm nay để chờ kết luận.
Thanh sắt bị rơi do thi công vào ngày chủ nhật và không có người giám sát.
Sau khi xảy ra sự việc trên, Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội cũng đã có văn bản báo cáo UBND TP. Hà Nội về sự cố, đồng thời sẽ xem xét các nhà thầu phụ, nếu nhà thầu không đạt yêu cầu sẽ cho dừng thi công.
Tại cuộc họp, ông Lee Sang Don - Giám đốc Dự án của Posco đã xin lỗi người dân, xin lỗi chủ đầu tư và UBND TP.Hà Nội vì đã không làm tròn vai trò quản lý tại dự án. Đồng thời cam kết sẽ kiểm tra lại tất cả các cọc cừ trong dự án đang thi công, tránh tái diễn sự việc tương tự.
Đại diện nhà thầu Posco cũng cam kết sẽ bồi thường các hư hại, ảnh hưởng do sự cố gây ra, đồng thời tăng cường chú trọng phân công lực lượng tham gia cảnh báo hướng dẫn an toàn giao thông trên đường.
Trước đó, vào lúc 18h ngày 10/5, trên đường Cầu Diễn, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội, người tham gia giao thông được một phen hú hồn khi một cọc thép dài 9m, rộng 0,3 m nặng khoảng 630 kg bất ngờ tuột khỏi cần cẩu, rơi xuống đường.
Được biết, trên địa bàn TP Hà Nội đang thi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong tình trạng vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông. Tại tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông cũng đã nhiều lần xảy ra sự cố gây thương vong và thiệt hại về người và tài sản.
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.