Rách cơ khi tập gym: nguyên nhân, dấu hiệu nghiêm trọng

11/12/2020 10:12:00 AM
Rách cơ là dạng chấn thương thường gặp trong quá trình tập luyện thể thao hay trong quá trình chơi các môn thể thao có vận động mạnh, cường độ cao như cầu lông, bóng bàn, tennis,…

 

Rách cơ khi tập gym khiến người tập cảm thấy đau đớn, gây khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc. Nguyên nhân nào gây rách cơ, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rách cơ hiệu quả nhất hiện nay.

Rách cơ là dạng chấn thương thường gặp trong quá trình tập luyện thể thao hay trong quá trình chơi các môn thể thao có vận động mạnh, cường độ cao như cầu lông, bóng bàn, tennis, goft,…

Khi bị rách cơ bạn sẽ cảm thấy cơ bị kéo căng quá mức và gây đau khi tác động vào. Khác với căng cơ, tình trạng rách cơ nặng hơn và có thể sưng nặng hơn, đau nhiều hơn và nếu tình trạng rách cơ nặng cần sự can thiệp của phẫu thuật để rút máu tụ ra bên ngoài.

Rách cơ nghiêm trọng như thế nào đối với sức khỏe người tập gym?

Rách cơ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tùy theo mức độ rách cơ nhẹ hay rách cơ nặng mà các bác sĩ xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng rách cơ. Khi bị rách cơ được xác định 3 cấp độ khác nhau:

Cấp độ 1: Đau, sưng nhẹ ở vùng cơ bị tác động mạnh khiến cơ bị kéo căng quá mức, không tách khỏi gân

Cấp độ 2: Đau, sưng và khó chuyển động một số bộ phận cơ thể,một phần cơ tách khỏi gân của nó.

Cấp độ 3: Đau dữ dội, sưng, bầm tím, mất khả năng sử dụng vùng cơ bị ảnh hưởng và phần cơ bị rách và tách ra hoàn toàn khỏi gân.

Nguyên nhân gây rách cơ khi tập gym

Rách cơ thường gặp ở những người vận động quá nhiều, quá nặng, luyện tập với cường độ cao như các vận động viên thể thao, người tập gym,…

+ Do người tập vận động quá sức, cường độ cao, gây áp lực, sức mạnh lên cơ bắp không phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Do tính tinh hoạt, nhanh nhẹn của cơ thể người tập kém dẫn đến tình trạng rách cơ

+ Khi tập thể hình người tập chọn tạ quá nặng

+ Do luyện tập sai tư thế, động tác và kỹ thuật

+ Do trong quá trình luyện tập do một vài yếu tố khiến bạn bị tai nạn, trượt ngã

+ Không khởi động làm nóng cơ thể, cơ bắp bằng các bài tập khởi động.

+ Không sử dụng đồ bảo hộ khi tập gym

Dấu hiệu nhận biết bị rách cơ khi tập gym

Khi bị rách cơ trong quá trình tập luyện những dấu hiệu rách cơ thường thất nhất chính là:

+ Người tập cảm thấy đau nhức khi sử dụng đến cơ bắp

+ Cảm thấy khó chịu

+ Trên khu vực da bị rách cơ xuất hiện vết bầm tím, ban đỏ và sưng to lên.

+ Cảm thấy đau dữ dội tại vùng bị thương, vùng cơ bị ảnh hưởng trong quá trình tập luyện.

+ Đau nhức người khi nghỉ ngơi tập luyện.

+ Cảm thấy yếu cơ, khó sử dụng cơ khi nâng hay cầm nắm vật nào đó.

+ Cơ bắp bị mất khả năng hoạt động, khó khăn trong một số sinh hoạt hàng ngày.

 Điều trị rách cơ khi tập gym hiệu quả

Cách điều trị hiệu quả cho người bị rách cơ.

Rách cơ ở cấp độ 1 (cấp độ nhẹ):

Nghỉ ngơi: Sau khi phát hiện những dấu hiệu rách cơ hãy ngừng bài tập luyện và nghỉ ngơi để cơ bắp khỏe trở lại, thời gian nghỉ ngơi để cơ bắp phục hồi tốt nhất là trong vòng 2 tuần

Chườm đá: Để giảm triệu chứng sưng và đau hãy chườm đá lạnh lên vị trí bị đau để giúp vết sưng xẹp lại, vùng đau được dịu lại, giảm chảy máu trong, chống sưng, viêm nhiễm.

Xoa bóp, massage: Để cơ bắp phục hồi tốt nhất hãy xoa bóp, mát xa vùng bị ảnh hưởng để cơ bắp không bị sưng đau và điều khiển cơ bắp tay chân nhẹ nhàng để nhóm cơ bắp dần được khỏe mạnh trở lại

Rách cơ ở cấp độ 2 (cấp độ trung bình)

Nghỉ ngơi: Sau khi phát hiện những dấu hiệu rách cơ hãy ngừng bài tập luyện và nghỉ ngơi để cơ bắp khỏe trở lại.

Chườm đá: Để giảm triệu chứng sưng và đau hãy chườm đá lạnh lên vị trí bị đau để giúp vết sưng xẹp lại, vùng đau được dịu lại, giảm chảy máu trong, chống sưng, viêm nhiễm.

Sử dụng băng ép: Dùng băng ép lên vùng cơ bị tổn thương để mau phục hồi. Khi sử dụng băng ép phải đảm bảo băng không bị chặt quá, vẫn có thể luồn 2 ngón tay vào trong vùng da và lớp băng, vùng cơ không bị bó chặt đảm bảo máu được lưu thông tốt. Bạn có thể nâng chi bị thương cao hơn mức tim để giảm sưng. Nếu không thể, bạn cố gắng nâng chi song song với mặt đất.

Bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau khi không thể chịu được những cơn đau nhức như: Acetaminophen, kem giảm đau, ibuprofen và naproxen …

Rách cơ ở cấp độ 3 (cấp độ nặng):

Khi bị rách cơ nặng bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám, xác định tình trạng vết rách để có phác đồ điều trị hiệu quả không tự ý điều trị tại nhà.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng rách cơ. Hi vọng rằng người tập luyện hiểu rõ về các triệu chứng, dấu hiệu, cách điều trị để phục hồi cơ thể khỏe mạnh nếu bị rách cơ.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?