Phương pháp xử lý chuột rút khi đang đá bóng

1/30/2018 8:30:40 AM
Không phải ai cũng bị chuột rút, tuy nhiên những người bị chuột rút thường bị lặp lại, đặc biệt ở những người chơi thể thao, các vận động viên, cầu thủ….Vậy, phải làm gì khi bị chuột rút khi đang đá bóng? Làm sao để đề phòng chuột rút?

 

Không phải ai cũng bị chuột rút, tuy nhiên những người bị chuột rút thường bị lặp lại, đặc biệt ở những người chơi thể thao, các vận động viên, cầu thủ….Vậy, phải làm gì khi bị chuột rút khi đang đá bóng? Làm sao để đề phòng chuột rút?

Các nguyên nhân gây chuột rút

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Nguyên nhân thứ nhất là thiếu ôxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút hay tetany của cơ, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) (chẳng hạn như khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp).

Ngoài ra ở phụ nữ, chu kỳ hàng tháng cũng gây ra chuột rút ở mức độ nhất định do vùng bụng đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Nguyên nhân do máu phải chảy qua cổ tử cung nhiều hơn. Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút vào ban đêm.

Chuột rút có nguy hiểm không?

TS.BS NGUYỄN ĐÌNH PHÚ (phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115) cho biết chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co rút cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một vùng bắp thịt thường do hoạt động quá sức, làm bệnh nhân không tiếp tục cử động được.

Xét về tính chất, chuột rút không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xử trí không đúng cách và kịp thời, đặc biệt tại môi trường nước hay đang lái xe thì có thể dẫn đến tai nạn, chết đuối hoặc nếu tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra (trên 3 lần/tuần và kéo dài hàng tháng).

Cách xử trí bị chuột rút khi đang đá bóng

Khi bị chuột rút khi đang chơi bóng, người bị chuột rút lập tức dừng đá, cố gắng hít thở sâu và thả lỏng bắp thịt đang bị co rút. Sau đó dùng ngón tay cái ấn thật mạnh vào vùng cảm thấy đau nhất, lúc này bạn sẽ rất đau nhưng cơn đau sẽ dịu đi ngay sau đó.

Những trường hợp thường xuyên bị chuột rút thì có thể đây là một dấu hiệu của bệnh lý. Vì thế bạn cần đến các phòng khám cơ xương khớp hay chuyên khoa thể thao để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và tiến hành các xét nghiệm liên quan, từ đó có phương án điều trị thích hợp.

Để đề phòng chuột rút, các chuyên gia khuyến cáo những người chơi thể thao cần khởi động thật kỹ và tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá...

Theo Tuoitre.vn

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?