Phục hồi cơ thể sau đi xe đạp: bí quyết giảm chấn thương, giảm căng cơ, bổ xung dinh dưỡng
Việc phục hồi đúng cách sau khi đi xe đạp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong luyện tập mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời khác cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách phục hồi sau khi đi xe đạp đúng chuẩn tốt nhất.
Cơ thể sau một quá trình dài cần được phục hồi để có được thể trạng tốt nhất cho hành trình tiếp theo. Do đó việc phục hồi sau khi đạp xe cũng quan trọng như khi bạn tập luyện.
Việc phục hồi sau khi đạp xe đạp giúp cơ bắp của bạn có cơ hội chữa lành những vết thương, phong độ được cải thiện hơn. Nếu như cơ thể không được phục hồi sau khi đạp xe có thể gây ra tình trạng nặng thêm các chấn thương. Ngoài ra, khi bạn mệt mỏi, cơ bắp không được phục hồi sẽ khiến bạn không kiểm soát tốt đầu gối hay vị trí tiếp đất, từ đó dễ gây ra chấn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, các phương pháp phục hồi không khoa học cũng có thể gây ra chấn thương.
Phương pháp phục hồi cơ thể sau khi đạp xe hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp phục hồi sau khi đạp xe đạp được chia sẻ nhiều trên thông tin đại chúng. Nhưng có một số phương pháp gây nhiều tranh cãi không hiệu quả nhưng một số phương pháp được đánh giá khá an toàn, mang lại kết quả tốt hơn.
Phương pháp phục hồi có mức độ an toàn cao hơn
Quần áo bó
Việc sử dụng quần áo bó để phục hồi sau khi đạp xe được nhiều các vận động viên chuyên nghiệp áp dụng. Những chiếc quần áo bó được thiết kế đặc biệt, có khả năng làm khép van tĩnh mạch, giúp máu lưu thông tốn hơn, giảm sưng và đau nhức, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi của cơ thể.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định quá trình phục hồi có hiệu quả hay không. Do đó để quá trình phục hồi được diễn ra tốt, đạt hiệu quả hãy ngủ đủ giấc.
Dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất sau khi tập luyện cũng là phương pháp phục hồi tốt, an toàn cho sức khỏe. Người tập luyện xe đạp có thể bổ sung các thức uống, thực phẩm như: nước ép anh đào, nước ép củ cải đường, cá, đồ uống có nguồn gốc từ sữa, trái cây tươi, dứa, xoài, viên uống vitamin,…
Massage các bộ phận của cơ thể
Việc massage sau quá trình tập luyện sẽ giúp cải thiện và lưu thông máu, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Những phương pháp phục hồi gây nhiều tranh cãi:
Căng cơ sau khi tập: Khá nhiều người sau khi quá trình đạp xe kết thúc thường căng cơ vì nghĩ rằng có thể làm giảm tổn thương cơ bắp, đau nhức. Nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc giữ cơ bắp một vị trí trong 15 giây để căng cơ sau khi tập luyện không giúp ích gì cho phục hồi cơ bắp.
Thay thế thời gian nghỉ ngơi bằng các bài tập nhẹ
Phương pháp phục hồi này sẽ thay thế thời gian nghỉ ngơi bằng các bài tập nhẹ. Nhưng nhược điểm của phương pháp phục hồi chính là khi bạn tập luyện, việc tăng nhịp tim sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất sẽ gây khó khăn cho cơ thể khi tạo ra các protein mới cho quá trình trao đổi chất.
Tắm nước đá
Đây là phương pháp phục hồi gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc phục hồi sau khi đạp xe bằng cách tắm nước đá đã cho thấy nhiều bất lợi khi người tập dùng cách này để phục hồi sau khi đạp xe. Nhưng một số nghiên cứu khách lại chỉ ra rằng việc tắm với nước đá sẽ mang nhiều lợi ích đối với tập luyện nước rút.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?