Phòng tránh chấn thương chơi cầu lông hãy tập những bài tập khởi động này

11/2/2020 8:14:00 PM
Khi chơi cầu lông bạn cần phải kết hợp nhiều động tác chạy, dùng cổ tay, cánh tay, chân, hông.. nhiều nên  rất dễ gặp phải tình trạng chấn thương. Để giảm thiểu chấn thương khi chơi cầu lông hãy luyện tập các bài tập khởi động dưới đây.

 

Khi chơi cầu lông bạn cần phải kết hợp nhiều động tác chạy, dùng cổ tay, cánh tay, chân, hông.. nhiều nên  rất dễ gặp phải tình trạng chấn thương. Để giảm thiểu chấn thương khi chơi cầu lông hãy luyện tập các bài tập khởi động dưới đây.

Cầu lông là môn thể thao được nhiều người yêu thích để rèn luyện sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Khi chơi cầu người người chơi cầu phải kết hợp nhiều động tác như nhảy, chạy, chuyển động nhanh, tính tinh hoạt và tốc độ phối hợp điêu luyện giữa tay chân, hông, cổ tay, cánh tay... Khi chơi cầu lông sẽ có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra nên việc bị chấn thương là điều không thể tránh. Để phòng ngừa chấn thương người chơi cầu lông hãy tập các bài tập khởi động cơ thể trước mỗi trận cầu lông diễn ra.

Những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông

+ Chấn thương vùng chân: bong gân khớp gối cổ chân, chấn thương khớp gối,

+ Chấn thương vùng tay: chấn thương khớp khuỷu tay, chấn thương khớp vai, chấn thương khớp cổ tay

+  Chấn thương cơ: rách cơ, giãn cơ, căng cơ, đứt cơ

+ Chấn thương khớp: trật khớp, bong gân, chấn thương các khớp ở chân, chấn thương các khớp ở vai,…

Bài tập khởi động phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông

Trước khi bắt đầu chơi cầu lông bạn có thể thực hiện các bài tập theo thứ tự dưới đây để khởi động trước khi chơi cầu lông: chạy bộ " xoay cổ "xoay vai"cử động cổ tay"bài tập hông"xoay gối"xoay mắt cá chân/cổ chân"nhảy dây"bài tập chuyển động chân.

Chạy bộ

Phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông ngay sau khi thay quần áo bạn nên khởi động cơ thể bằng cách chạy ít nhất 10 phút vào mùa hè, 20 phút vào mùa đông. Khi chạy khởi động nên duy trì tốc độ chạy ôn định không nên chạy thật nhanh để tránh bị kiệt sức ngay khi mới bắt đầu.

Xoay cổ

Trong quá trình chơi cầu lông bạn phải chuyển động cổ rất nhiều do đó rất dễ gặp phải chấn thương cổ khi chơi cầu lông. Nếu bạn không khởi động cổ đúng cách trong quá trình tập luyện cầu lông bạn rất dễ gặp phải tình trạng căng cơ. Do đó, hãy thực hiện các động tác khởi động xoay cổ để phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Hãy thả lỏng người gập gập cổ về phía trước và ngửa cổ ra sau với tốc độ chậm 10 lần.

Bước 2: Tiến hành xoay cổ theo chiều kim đồng hồ 10 vòng và xoay theo chiều ngược lại thêm 10 vòng nữa.

Xoay vai

Khá nhiều người cho biết sau khi chơi cầu lồng họ thường cảm thấy bị đau vai gáy. Nguyên nhân bị đau vai gáy có thể xảy ra do chưa khởi động vai đúng cách dẫn đến tình trạng này. Để phòng tránh tình trạng đau vai gái khi chơi cầu lông hãy tập bài tập xoay vai theo trình tự sau:

Bước 1: Thả lỏng người lần lượt xoay mỗi cánh tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng.

Bước 2: Đổi chiều và tiếp tục xoay 10 vòng

Bước 3: Hãy xoay cả hai tay cùng một lúc theo chiều kim đồng hồ 10 vòng và ngược kim đồng hồ 10 vòng.

Cử động cổ tay

Khi tập luyện cầu lông cổ tay là bộ phận quan trọng giúp người chơi cầu lông có được những đường cầu chính xác hiệu quả. Bên cạnh đó, khi khởi động cổ tay trước mỗi trận đấu sẽ giúp bạn phòng ngừa chấn thương gặp phải.

Bước 1: Thả lỏng cổ tay xoay cổ tay 10 vòng theo chiều kim đồng hồ với tốc độ chậm

Bước 2: Đổi chiều và xoay cổ tay 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ chậm.

Bài tập hông

Phòng tránh chấn thương hông khi chơi cầu lông hãy làm ấm cơ bắp bằng bài tập khởi động hông.

Bước 1: Thả lỏng người và xoay hông 10 vòng theo chiều kim đồng hồ với tốc tộ chậm không quá nhanh

Bước 2: Đổi chiều và xoay hông 10 vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 3: Thực hiện động tác “cối xay gió” thêm 10 lần nữa. Kết hợp với việc dang hai tay sang ngang. Sau đó, gập người sao cho tay trái chạm vào chân phải và làm ngược lại.

Xoay gối

Khi chơi cầu lông đầu gối là bộ phận rất dễ gặp phải chấn thương trong một số tình huống đánh cấu nên cần phải khởi động thật kỹ.

Bước 1: Thả lỏng người khép hờ hai chân, khuỵu gối và đặt tay lên trên đầu gối và xoay cả hai gối theo chiều kim đồng hồ 10 vòng với tốc độ chậm

Bước 2: Đổi chiều và xoay cả hai đầu ngối ngược chiều kim đồng hồ 10 vòng với tốc độ chậm.

Xoay mắt cá chân/cổ chân

Phòng ngừa chấn thương mắt cá/cổ chân hãy thực hiện động tác khởi động xoay mắt cá/cổ chân thật kỹ. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hãy ấn mũi chân chặt xuống sàn, sau đó xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ 10 vòng với tốc độ vừa phải

Bước 2: Đổi chiều và xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ 10 vòng với tốc độ vừa phải

Nhảy dây

Khá nhiều người thắc mắc sao cần thực hiện động tác nhảy dây trước khi tập luyện cầu lông. Bởi động tác khởi động nhảy dây giúp cho người tập làm quen kiểu di chuyển bằng mũi chân, từ đó có thể chuyển động linh hoạt hơn trên sân.

Nên thực hiện động tác khởi động nhảy dây ít nhất 200 – 300 cái trước khi chơi cầu lông

Bài tập chuyển động chân

Hãy di chuyển chân theo nhiều hướng khác nhau để giúp chúng quen dần với các chuyển động này để phòng ngừa chấn thương khi chơi cầu lông.

Bên cạnh việc thực hiện các bài tập khởi động hãy kết thực hiện các cách phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông dưới đây:

+ Thả lỏng cơ thể sau khi thi đấu

+ Sử dụng vợt cầu lông, giày, quần áo chất lượng

+ Thực hiện các động tác đúng kỹ thuật

+ Hãy sử dụng các dụng cụ phòng chống trấn thương khi chơi cầu lông: bó gối, băng khuỷu tay, băng cổ chân

+ Nên chơi cầu lông trên mặt sân tiêu chuẩn

+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng, có kế hoạch tập luyện nghỉ ngơi hợp lý

+ Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ uống có cồn trước và sau khi chơi cầu lông

+ Tuyệt đối không tắm liền sau khi chơi cầu lông

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?