Phải dùng miệng để hô hấp thay mũi khi bơi vì sao, bình thường có nên thở bằng miệng không?
Như ta thấy, mũi và mồm, tuy một cái ở trên một cái ở dưới, rất gần nhau nhưng chức năng thì hoàn toàn khác nhau. Có thể hỗ trợ nhau: mũi kiểm tra xem cái gì trước khi đưa vào mồm để nhai, để nuốt. Thế nhưng trách nhiệm chính của mũi là thở, nó là cơ quan của hệ hô hấp, còn miệng là để ăn, nó là cơ quan của hệ tiêu hóa. Thế miệng có hỗ trợ cho mũi không?
Con người, bất kể là trên cạn hay dưới nước, luôn có nhu cầu thông qua hô hấp trao đổi không khí với bên ngoài, để lấy oxy từ không khí vàọ và thải cacbonic ra không khí. Thông thường con người lựa chọn phương thức thở bằng mũi. Còn trong khi bơi lội dưới nước lại chọn cách thở bằng miệng, nhờ sự hỗ trợ của miệng. Vì sao vậy ?
Trong lúc bình thường, con người đòi hỏi phải cung cấp oxy của không khí. Nhưng không khí thì cái gì cũng có chứ đâu chỉ riêng cái mà người cần. Nào là bụi bặm, nào là vi trùng, nào là nấm bệnh, mà lúc thì nóng lúc thì lạnh giá. Những thứ không gọi gì là sạch sẽ có trong không khí rất không có lợi cho phổi, nếu cứ tự do để nó theo "không khí vào. Phải nhờ có mũi với cấu tạo đặc biệt gánh vác.
Trong mũi có bố trí 2 phòng tuyến. Phòng tuyến thứ nhất là đám lông mũi lộn sộn ngay chỗ đầu tiên ở cửa ra vào. Chúng cảnh giới phát hiện những "phân tử lạ mặt" không để chúng tự do ùa theo không khí. Phòng tuyến thứ hai là màng nhầy trong mũi. Mũi thường xuyên bài tiết ra một loại chất nhầy dính, nó có thể làm cho các bụi bặm, vi khuẩn những dị vật nhỏ lọt lưới qua phòng tuyến một bị thu giữ lại. Sau đó giao lại cho lông mũi rất nhỏ của màng dính không ngừng vận động đẩy chúng xuống phía dưới đưa xuống họng để khạc ra ngoài. Bạn thử nghĩ xem lúc bình thường hô hấp mà giao cho miệng đảm nhiệm công việc này thì làm sao miệng, lưỡi, răng, lưỡi gà hoàn thành được? Chưa kể đến khi trời lạnh, không khí cũng lạnh cần được sưởi ấm trước khi vào phổi. Do vậy việc thở bằng miệng chỉ khi bất đắc dĩ, nó hoàn toàn không tốt cho hô hấp bởi không khí, bụi bẩn, nấm có thể vào đường hô hấp bằng con đường này
Bạn có thấy trời lạnh riêng mũi bao giờ cũng đỏ hơn chỗ khác không? Các mao mạch mũi giãn ra đưa nhiều máu về để sưởi ấm cho không khí đấy. Miệng làm sao làm được điều đó, có chăng chỉ cậy nhờ nhau khi bị "ốm" thôi. Thế nhưng khi người ta bơi trong nước, lại phải nhờ hoàn toàn ở sự giúp đỡ của miệng. Bởi cửa sau của mũi thông thẳng đến khí quản của phổi. Nếu như người bơi không có kỹ thuật hoặc do vội vàng hay chưa biết bởi, khi nhô đầu lên mặt nước, trong động tác bơi và là động tác kết hợp để thở, tránh sao được nước tạt lên mặt và cứ dùng mũi để thở, nhất định sẽ bị sặc nước vào phổi, không thể bơi được mà còn bị ho sặc sụa. Nếu khi đó dùng miệng để thở thì nhiều lắm là nuốt luôn nước đó xuống bụng, hạ hồi phân giải, không có vấn đề gì. Người bơi giỏi càng không phải lo vì không phải nuốt cái gì cả.
Ngoài ra trong khi bơi do vận động với cường độ lớn, oxy cần khá nhiều. Hai cái lỗ mũi bé tí cho dù có tích cực "tranh nhau" thở thì cũng chẳng được là bao. Chỉ còn một cách là nhờ miệng hít nhanh một lượng không khí lớn, mới đáp ứng được. Vậy nên khi bơi miệng thở là đúng.
Còn khi trên bờ đôi lúc miệng vẫn hỗ trợ cho mũi thậm chí "tranh nhau" để thở khi chúng ta chạy thật nhanh, lao động mạnh, tốn nhiều sức lực. Thế nhưng cũng rất tiếc chưa ai làm thơ ca ngợi điều này, phải chăng cứ nghỉ là chúng tranh nhau.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.