Nuôi và chăm sóc tép đỏ cần chú ý đến điều gì
Tép đỏ hay còn được biết đến với tên gọi khác là tép anh đào, tép cherry. Với đặc tính hiền lành, kích thước nhỏ, màu sắc đỏ đặc trưng nên chúng được chọn nuôi làm cảnh rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi và chăm sóc loài tép đỏ luôn khỏe mạnh, cho màu đỏ rực rỡ, bắt mắt.
Tép đỏ hay tép anh đào phân bố chủ yếu ở Đài Loan và một số các nước Đông Nam Á. Tép đỏ được nhiều người người chọn nuôi trong các bể thủy sinh bởi chúng có kích thước nhỏ, hiền lành, loại bỏ tảo trong bể rất tốt. Loài tép đỏ này sở hữu màu đỏ nổi bật nhất là khi được nuôi trong bể thủy sinh có nhiều rong, rêu và nền đậm.
Tép đỏ được chia làm 4 dòng chủ yếu như: tép RC, tép SRC, tép Fire Red và tép Blood Mary. Mỗi một dòng tép đỏ có những đặc điểm khác nhau.
+ Tép đỏ RC: Loại tép đỏ này có giá thành khá rẻ, không yêu cầu môi trường nuôi quá cao như một số loài tép cảnh khác. Chúng có thân màu đỏ nhạt nhưng chân và râu của chúng không đỏ. Loại tép này được khá nhiều người nuôi trong các bể thủy sinh để dọn dẹp tảo trong bể.
+ Tép Blood Mary: Dòng tép này sở hữu màu đỏ từ đầu tới chân và đỏ cả bên trong thân vỏ. Do sở hữu màu đỏ nổi bật nên chúng khá hiếm, ít người bán, giá thành thường cao hơn so với một số dòng tép đỏ khác.
+ Tép đỏ Fire red: Dòng tép đỏ này nổi bật với toàn thân màu đỏ, có những con mang dòng gen tốt thì đỏ đậm đến cả móng chân của tép.
+ Tép đỏ SRC: Dòng tép đỏ này còn được biết đến với tên gọi khác là tép Super Red. Loại tép này sở hữu toàn thân màu sắc đỏ đậm, loại trừ chân và râu là không đỏ, không yêu cầu môi trường sống cao, dễ nuôi.
Hướng dẫn cách chăm sóc tép đỏ
Bể nuôi tép đỏ
Bể nuôi tép đỏ nên chọn bể có kích thước rộng không nên quá nhỏ, tốt nhất là từ 60cm diện tích. Bởi nếu nuôi bể quá nhỏ khiến bạn khó kiểm soát được chất lượng nước, gây ảnh hưởng tới màu sắc, sức khỏe của tép đỏ.
Ánh sáng
Ánh sáng trong bể nuôi giúp cho bạn quan sát tép đỏ dễ dàng hơn, kích thích tép lên màu đẹp, giúp vỏ tép cứng hơn khi tép không có vỏ bọc. Do đó, nên mua các loại đèn nuôi có ánh sáng thích hợp để duy trì ánh sáng thường xuyên. Những loại đèn chiếu sáng này bạn có thể mua tại các cửa hàng bán cá cảnh, dụng cụ nuôi cá cảnh,…
Nhiệt độ
Nhiệt độ bể nuôi tép đỏ không nên quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ nuôi lý tưởng nhất là ở khoảng 22-24 độ C. Với những tép đỏ đang trong thời kỳ đẻ trứng cần nhiệt độ cao hơn 1 - 2°C. 25°C.
Nước nuôi
Nên sử dụng nước sạch, không nhiễm hóa chất, nước không có mùi hôi, mùi lạ, mùi hóa chất. Nên sử dụng nước giếng khoan, không sử dụng nước gần nơi xả thải các nhà máy, khu chế xuất, khu dân cư. Nếu sử dụng nước máy để nuôi nên để lắng 24h cho Clo trong nước bay hơi hết.
Mỗi tuần thay nước 1 lần, thay 1/3 lượng nước bể sẽ giúp tăng khả năng làm sạch cho bể nuôi. Độ pH trong nước nuôi tốt nhất nên dao động ở khoảng 6,5-8. Hàm lượng nitrat và nitrit thấp, không có đồng hay kim loại trong nước nuôi tép đỏ.
Trang bị những dụng cụ gì trong bể nuôi tép đỏ
Bên trong bể nuôi bạn nên lắp đặt máy lọc nước để có thể lọc sạch được các chất bẩn, thức ăn thừa, phân của tép cảnh. Do đó bạn nên kết hợp lọc thác treo và lọc đáy để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn có cũng thể đặt thêm cây thủy sinh, gỗ, đá trang trí, đồ gốm trang trí, rêu và dương xỉ bên trong bể nuôi cá tép. Những vật này giúp cho bể nuôi cá tép cảnh trở nên sinh động hơn, cung cấp nơi trú ẩn cho tép.
Thức ăn cho tép đỏ
Thức ăn chủ yếu của tép đỏ là rong, rêu, tảo và ấu trùng trong nước. Ngoài ra để cho tép nên màu đẹp, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh bạn có thể sử dụng thức ăn bổ trợ như: viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu tằm, rau chân vịt nấu chín, rau bina, thức ăn công nghiệp, mồi sống không có chứa chất bảo quản để bổ sung canxi cho tép đỏ.
Hướng dẫn cách phân biệt giới tính tép đỏ
+ Tép đỏ đực: Thân hình nhỏ hơn, dài hơn, đuôi hẹp, màu sắc không đẹp bằng tép đỏ cái
+ Tép đỏ cái: Thân hình to hơn, dài hơn, đuôi không hẹp, màu sắc đẹp hơn. Vào thời kỳ sinh sản phần lưng của tép cái sẽ có vùng tam giác trắng vàng trên lưng gọi là trứng lưng, nhìn khá giống yên ngựa. Nếu tép đỏ xuất hiện dấu hiệu này trên lưng chứng tỏ chúng đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối, sinh sản.
Quá trình sinh sản của tép đỏ
Khi tép đỏ cá đến thời kỳ sinh sản trên lưng của chúng sẽ xuất hiện vùng tam giác trắng vàng giống như yên ngựa. Lúc này tép cái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong nước để thu hút những con tép đỏ đực khác trong bể nuôi.
Những con đực này khi phát hiện ra tín hiệu từ con tép đỏ cái chung sẽ bị kích động, bơi lội rất nhiều và tìm kiếm con mái để giao phối.
Sau khi bắt cặp thành công, trứng khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Mỗi một lần giao phối sẽ thụ tinh tầm 20-30 trứng, sau 2-3 tuần sẽ nở. Vào những ngày gần cuối trứng sắp nở bạn sẽ dễ dàng quan sát được những chấm đen trong trứng đó chính là mắt của tép con.
Khi tép con nở chúng có kích thước khoảng 1mm nhưng màu sắc sẽ nhạt hơn so với những con tép đỏ trưởng thành. Thời gian đầu mới nở những con tép đỏ con thường ẩn nấp, ăn những màng nhầy bám trên lá cây, rêu,…Sau khi cứng cáp hơn chúng sẽ bơi lội nhiều, ăn rong, rêu tảo trong hồ.
Những con tép đỏ cái sau khi xả trứng vài ngày nếu gặp môi trường thuận lợi sẽ mang trứng tiếp.
Lưu ý
Khi nuôi dưỡng trong môi trường bể thủy sinh tép đỏ rất dễ bị đồng huyết do giao phối cận huyết. Khi đó những con tép đỏ con sinh ra thường bị nhạt màu và dễ chết. Do vậy để tránh vấn đề đồng huyết do giao phối cận huyết người nuôi nên mua thêm giống mói để bổ sung hàng năm hoặc giao phối với những con tép đỏ khác của những người cùng nuôi tép đỏ.
Trên đây là những thông tin cơ bản mọi người cần nắm rõ khi muốn nuôi tép đỏ làm cảnh. Hãy tham khảo và áp dụng để có được những con tép đỏ khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ nhé để bể thủy sinh càng thêm phần phong phú, sinh động.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.