Có thể cho tép cảnh ăn những loại lá cây nào?
Khi nuôi tép cảnh ai cũng mong muốn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho những chú tép cảnh khỏe mạnh, lên màu bóng đẹp, ít nhiễm bệnh tật. Bên cạnh cung cấp các thức ăn tảo, viên tảo, rong, rêu,…nhiều người thường cho tép cảnh ăn một số loại lá cây. Nhưng có những loại lá cây nào tép cảnh có thể ăn được chắc hẳn nhiều người không biết.
Những loại lá cây nào mà tép cảnh có thể ăn được
Lá bàng khô
Việc sử dụng lá bàng khô khi nuôi tép cảnh là điều khá lạ lẫm với nhiều người. Nhưng lá bàng khô được những người nuôi tép lâu năm sử dụng cho bể nuôi tép cảnh của mình. Lá bàng khô có tác dụng giảm độ pH trong nước nuôi nhưng không đáng kể. Ngoài ra, lá bàng khô còn giúp tép cảnh không bị căng thẳng, ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác gây hại cho tép cảnh
Lá bàng khi ngâm trong nước còn là nguồn thức ăn cho tép cảnh rất tốt, chúng còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho tép cảnh.
Cách sơ chế lá bàng khô làm thức ăn cho tép cảnh
Cách sơ chế lá bàng khô làm thức ăn cho tép cảnh cũng khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây.
+ Nên chọn lá bàng khô, đã rụng xuống dưới gốc không nhặt lá bàng xanh về phơi khô
+ Rửa sạch lá bàng khô với nước sạch
+ Cho lá bàng khô vào nồi luộc kỹ lá bàng từ 4-5 phút cho nước ra hết màu trước khi cho vào hồ nuôi tép cảnh
+ Sau khoảng 2 ngày tép cảnh không ăn hết dùng vợt vớt ra khỏi bể nuôi để tránh ô nhiễm nguồn nước.
Lá dâu tằm
Lá cây dâu tằm là một loại lá quen thuộc được sử dụng để chữa bệnh và làm thức ăn nuôi tằm. Nhưng một điều đặc biệt khác chính là lá dâu tằm còn được sử dụng làm thức ăn cho tép cảnh.
Theo những người nuôi tép cảnh lâu năm bật mí lá dâu tằm phù hợp với tất cả các loại tép cảnh. Do lá dâu tằm là thực vật nên rất an toàn cho tép cảnh.
Bên trong lá dâu tằm chứa chứa các hàm lượng vitamin, axit amin tự do, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, các axit hữu cơ,…rất thiết yếu cho tép cảnh.
Cách sơ chế lá dâu tằm làm thức ăn cho tép cảnh:
+ Chọn những lá bánh tẻ không chọn lá già, lá bị vàng, lá bị ấu trùng làm tổ
+ Rửa sạch lá dâu dâu tằm với nước sạch.
+ Ngâm lá dâu tằm với nước muối hột từ 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn bám trên lá.
+ Cho lá vào nồi, chuẩn bị ít nước vừa đủ ngập mặt lá, sau đó đun sôi từ 4-5 phút
+ Vớt lá dâu tằm ra cho ráo nước và để nguội.
+ Sau khi lá dâu tằm nguội thả lá dâu vào trong bể nuôi tép cảnh với số lượng như sau: 1 lá dâu tằm sử dụng cho 20 con tép ăn trong 1 ngày
+ Sau một ngày tép cảnh không ăn hết nên dùng vợt hớt hết phần lá dâu còn thừa để tránh nước nuôi bị bẩn, ô nhiễm.
Vỏ đậu nành
Bên cạnh cho tép cảnh ăn lá bàng khô, lá dâu, dưa leo người nuôi có thể cho tép cảnh ăn vỏ đậu nành. Vỏ đậu nành có tác dụng cung cấp một lượng canxi cần thiết giúp tép khỏe mạnh, lột vỏ tốt.
Cách sơ chế vỏ đậu nành làm thức ăn cho tép cảnh
+ Vỏ đậu nành rửa sạch với nước
+ Cho vỏ đậu nành vào nước sôi luộc chín khoảng 5-7 phút, vớt ra để nguội
+ Sau đó cho một lượng vừa đủ vào trong hồ tép cảnh.
+ Cuối ngày dùng vợt vớt lượng thức ăn còn thừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể.
Các loại rau củ
Tép cảnh có thể ăn được một số loại rau củ mềm như dưa leo, cà rốt được cắt thành những lát mỏng nhỏ. Những loại rau củ này cung cấp cho tép cảnh nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin,…rất tốt cho sự phát triển của tép cảnh
Cách sơ chế các loại rau củ làm thức ăn cho tép cảnh
+ Rau củ như: cà rốt, dưa leo mua về rửa sạch với nước
+ Ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng, thuốc bảo vệ thực phẩm bám trên bề mặt
+ Thái dưa leo, cà rốt thành những lát nhỏ
+ Cho vào nước sôi luộc chín
+ Vớt ra để nguội và bỏ vào bên trong hồ tép cảnh
+ Sau một ngày dùng vợt vớt lượng thức ăn còn thừa tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể.
Bên cạnh các thức ăn phổ biến như tảo, rong rêu, thức ăn công nghiệp bạn hãy cho tép cảnh ăn thêm các loại thức ăn trên đây để tép được phát triển khỏe mạnh, sở hữu lớp vỏ căng bóng cùng với màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó, còn giúp bạn hạn chế xuất hiện sán trong hồ, tiết kiệm chi phí mua thức ăn cho tép cảnh ăn.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?