Nóng: Ngôi sao thể hình bỏ mạng vì nghẹn thức ăn & kỹ năng tự cứu lấy mình
Trong cuộc sống, mọi tai nạn hy hữu đều có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Chuyện buồn xảy ra với ngôi sao thể hình Dallas McCarver (Mỹ), do sơ xuất anh đã bị nghẹn thức ăn rồi qua đời. Điều đáng tiếc là nếu biết những kỹ năng xử lý khi bị nghẹn thức ăn thì Dallas McCarver có thể sẽ không phải bỏ mạng...
Theo TMZ, Dallas McCarver, ngôi sao thể hình xếp hạng 10 trong cuộc thi Mr. Olympia được phát hiện bất tỉnh ở nhà do nghẹn thức ăn rồi qua đời tại bệnh viện. Chỉ trước đó vài tiếng, anh còn đăng tải video tập luyện lên trang cá nhân.
Trước đó tháng 3/2017, Dallas từng ngất xỉu ngay trên sàn diễn. Khi đó, vận động viên giải thích anh bị nhiễm trùng hô hấp dẫn đến viêm phế quản và khó thở.
Hóc, nghẹn thức ăn có thể trở nên rất nguy hiểm thậm chí gây tử vong, đặc biệt khi chúng ta chỉ có một mình. Trong y khoa, nếu không lấy được thức ăn bị hóc ra trong vòng 4-6 phút, não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Sau 10 phút, nguy cơ chết não không thể đảo ngược là rất lớn.
Phương pháp xử lý khi bị nghẹn thức ăn
Bác sĩ Richard Bradley, Đại học Y McGovern đã đưa ra những giải pháp xử lý khi nghẹn thức ăn trong trường hợp gặp nạn mà không có người xung quanh giúp đỡ.
Đầu tiên, thử xem bản thân có phát ra âm thanh được không? Nếu có, đường thở vẫn chưa bị chặn hoàn toàn, lúc này cố gắng ho thật mạnh như khạc đờm để thức ăn bật ra.
Trường hợp không thể phát ra âm thanh sẽ dùng đến lực đẩy bằng cách nắm bàn tay đặt giữa rốn và xương sườn. Đặt tay còn lại lên trên rồi ấn thật mạnh, nhanh, dứt khoát. Điều này gây áp lực lên cơ hoành, đưa không khí lên để đẩy thức ăn ra ngoài.
Nếu vẫn bị hóc, giữ tay ở nguyên vị trí giữa rốn và xương sườn nhưng ngồi dựa vào ghế hoặc tường để có nhiều lực hơn. Sau 5-6 lần không thành công, hãy gọi cấp cứu. Ưu tiên sử dụng điện thoại cố định để đội ngũ cứu hộ dễ dàng xác định vị trí kể cả khi bạn không thể nói.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Vnexpress.net)
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?