Những sai lầm hay mắc phải khi nuôi cá vàng
Trong quá trình nuôi và chăm sóc cá vàng mặc dù bạn chăm sóc rất cẩn thận nhưng cá vàng của bạn vẫn chậm phát triển, mắc một số bệnh hay thậm chí bị chết. Rất có thể trong quá trình chăm sóc bạn có thể mắc phải một số sai lầm sau.
Bể cá quá nhỏ
Cũng giống như các loài cá cảnh khác, cá vàng cần không gian rộng rãi để di chuyển, bơi lội. Việc bể nuôi cá quá nhỏ khiến cá vàng không có không gian để bơi lội. Ngoài ra do bể nuôi quá nhỏ khiến lượng chất thải sau khi ăn khiến bể nuôi dễ bị nhiễm bẩn, một số loài vi khuẩn, mầm bệnh dễ phát triển nhanh chóng. Bạn có thể nuôi cá vàng trong bể cạn, non bộ, bể kính, chậu cảnh, bể thủy tinh nhưng tuyệt đối không dùng chậu thủy tinh tròn bởi do không gian sinh sống bị bóp méo và thiếu oxy khiến cá vàng chậm phát triển thậm chí bị chết. Bên trong bể bạn có thể trang trí bằng một số loài cây thủy sinh, rong rêu hoặc đá sỏi rải xuống dưới đáy của bể nuôi.
Nuôi cá vàng chung với cá lau kính
Rất nhiều người cho rằng nuôi cá vàng chung với cá lau kính, cá nô lệ sẽ giúp bạn trong việc dọn dẹp vệ sinh bể, dọn phân của cá vàng, lau kính bể, lau tảo bám trong kính, ăn tảo nâu, thức ăn dư thừa trong bể nuôi. Nhưng thực tế những con cá lau kính, cá nô lệ vừa có chức năng ăn tảo, vừa có chức năng lau kính tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những bể nuôi cá rồng, cá la hán hoặc một số loài cá khác chứ không phù hợp với cá vàng.
Cá vàng rất mỏng manh và yếu ớt nên một số cá lau kính khi đói chúng có thể ăn rong tảo, lau kính trong hồ. Tuy nhiên, một thời gian khi mà chúng quen với việc ăn thừa các thức ăn của cá vàng chúng quen mùi thức ăn của cá vàng. Một thời gian sau khi chúng đã quen với mùi thức ăn đó chúng sẽ ngán với các thức ăn như rong, tảo chúng sẽ không ăn các loại thức ăn này hay dọn dẹp lau bể kính nữa. Một thời gian sau nếu bạn không cho đủ thức ăn cho cá lau kính chúng sẽ có thói quen lên mút nhớt của cá vàng hay mút mắt của cá vàng hay tấn công đàn cá vàng.
Nuôi quá nhiều cá vàng so với khả năng của bể nuôi
Nhiều người khi mua cá vàng để làm cảnh thường chọn mua số lượng nhiều để bể nuôi đẹp hơn. Nhưng chính vì quan điểm này khiến cá vàng chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh bởi mỗi một con cá vàng cần khoản 60-80 lít nước để sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó nếu bể nuôi của bạn khoảng 120x50x50cm thì tương đương với 300 lít thì nên nuôi khoảng 4-6 con cá vàng.
Cho cá vàng ăn quá nhiều thức ăn
Việc cho cá nhiều thức ăn trong một lần hoặc ăn nhiều lần trong ngày cũng là những sai lầm mà nhiều người nuôi cá vàng mắc phải. Bởi nếu cho cá vàng ăn quá nhiều chung sẽ thải nhiều ammoniac, thức ăn thừa cũng làm tăng lượng độc chất này. Cá vàng có thói quen ăn không biết no do đó khi chúng ta cho cá ăn nhiều thức ăn khiến chúng có thể bị táo bón hoặc gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.
Không trang bị máy lọc nước, máy oxy cho bể nuôi
Một sai lầm khác khá nhiều người mắc phải khi nuôi cá vàng chính là không trang bị máy lọc nước, máy oxy cho bể nuôi. Trong quá trình phát triển của cá vàng chúng thải rất nhiều ammonia, rất độc cho cá. Nếu như không trang bị máy lọc nước thì cá vàng có thể bị nhiễm độc mà chết hay như không được cung cấp đầy đủ oxy trong bể nuôi khiến cá bị thiếu oxy.
Rải cát, sỏi nhỏ xuống nền bể nuôi cá vàng
Một số người có thói quen rải cát nhỏ, cá nhỏ hay trang trí các tiểu cảnh xuống dưới đáy bể nuôi khi nuôi cá vàng. Nhưng theo những người nuôi cá vàng lâu năm chỉ nên thả các loại cá to hoặc để nền không. Bởi cá vàng thường thải phân hơi nhiều nên khi hút nước đáy nên để lọc nước cho cá vàng gây hiện tượng nhiễu động nước bể nuôi khiến nito cao gây ngộ độc nước. Hoặc khi rải cát nhỏ xuống cùng với sự kết hợp của phân cá lâu ngày khiến chức năng bơm hút lọc nước vô tác dụng khiến cá có nguy cơ bị nhiễm nấm. Nền cát, sỏi là nơi trú ngụ của kí sinh trùng gây bệnh cho cá cảnh.
Không thay nước trong bể nuôi cá vàng đều được
Dù có trang bị máy lọc nước hiện đại, đắt tiền đến đâu nhưng nếu không thay nước thường xuyên bể nuôi cũng khiến cá gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thậm chí có thể bị chết bởi nguồn nước nuôi bị ô nhiễm.
Không chiếu sáng đầy đủ cho bể cá vàng
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng ánh đèn bên ngoài để chiếu sáng cho bể cá là được nhưng theo những người kinh nghiệm nuôi cá vàng lâu năm cho biết đây là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi ánh sáng quan trọng trong quá trình tổng hợp chất cần thiết cho cở thể cá vàng đặt biết là chuyển hóa vitamin D canxi. Ngoài ra, ánh sáng yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì và hoàn thiện màu sắc ở cá vàng.
Không cách ly cá mới về
Một số người sau khi mua cá cảnh ở các cửa hàng về liền thả cá vàng vào ngay trong bể. Nhưng bạn có biết điều này lại cực kỳ sai lầm. Cá mới về thường tiềm ẩn nhiều lây nhiễm bạn cần phải cách ly cá rồi mới đem thả vào bể nuôi chung với những loại cá còn lại trong bể nuôi.
Mua cá vàng phẩm chất kém
Khá nhiều người thường hay tham rẻ nên mua cá vàng tại các chợ, cửa hàng cá cảnh tổng hợp, xe bán cá cảnh ven đường. Nhưng chính do không rõ nguồn gốc, dễ bị mua phải những con cá vàng kém chất lượng khiến cá vàng bị chết sau khi mua về hoặc lây bệnh cho cả đàn cá cảnh. Do đó, bạn nên mua tại các cửa hàng bán cá vàng, những shop quan tâm đến chất lượng cá, có nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.