Những nguyên tắc khởi động trước khi chơi thể thao
Các bước cơ bản của khởi động trước và sau khi chơi thể thao được gọi nôm là “làm nóng và làm nguội”. Vậy, làm nóng và làm nguội là như thế nào.
Khởi động trước khi chơi thể thao quan trọng như thế nào
+ Làm nóng cơ thể, tăng nhiệt độ cơ bắp.
+ Tăng máu lưu thông và lượng oxy đến các cơ.
+ Cơ thể quen dần với các động tác vận động.
Các động tác vận động cơ bản trước khi chơi thể thao
+ Tăng tầm vận động của khớp, giảm thiểu nguy cơ rách dây chằng và gân cơ khi vận động.
+ Giảm các nguy cơ gây chấn thương như bong gân, chuột rút…
Phương pháp thực hiện nguyên tắc làm nóng
Mục đích:
+ Khởi động kỹ trước khi tập luyện.
+ Làm tăng máu lưu thông và lượng oxy đến cơ.
+ Làm tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh, giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn.
+ Làm tăng tầm vận động của khớp, giảm thiểu nguy cơ rách dây chằng và gân cơ khi vận động…
Phương pháp:
+ Xoay các khớp nối (hai đầu gối, hông, vai, cổ tay, cánh tay, cổ chân…) theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
+ Chạy bộ chậm, thả lỏng toàn thân để tăng tuần hoàn máu và oxy đến cơ bắp.
Chấn thương đầu gối, bong gân, giãn dây chằng, trật khớp…thường gặp khi chơi thể thao
+ Kéo giãn cơ thể để tăng tầm vận động các khớp.
+ Thực hiện các bài tập nhẹtheo động tác chuyên biệt của từng môn thể thao…
+ Thời gian làm nóng sẽ kéo dài từ 15-30 phút.
Lưu ý: Không khởi động quá sớm trước khi chơi thể thao vì tác dụng của việc khởi động sẽ mất sau 30 phút nếu không hoạt động thể thao ngay sau đó.
Phương pháp thực hiện nguyên tắc làm nguội
Sau khi chơi thể thao thì đa phần chúng ta bỏ qua hoặc thường quên các động tác thả lỏng cơ thể (làm nguội). Tuy nhiên, đây là những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương và làm tăng phong độ thể thao.
Mục đích:
+ Giúp giảm dần nhịp tim.
+ Làm tái tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho cơ bắp, giữ cơ bắp ở trạng thái như trước khi vận động.
Thả lỏng cơ thể, kéo giãn cơ, xoa bóp đúng cách…sau khi chơi thể thao
+ Giúp thải trừ những chất độc cho cơ thể như acid lactic; giảm nguy cơ đau mỏi cơ.
+ Giúp nhận ra vùng cơ có vấn đề để xử trí đúng cách trước khi bị chấn thương thật sự…
Phương pháp:
+ Chạy bộ nhẹ, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
+ Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ.
+ Xoa bóp đúng cách…
Ngoài các nguyên tắc khởi động trước khi chơi thể thao để hạn chế chấn thương như đã nêu trên. Trước khi chơi thể thao chúng ta cần chọn cho mình trang thiết bị chuyên dùng phù hợp với từng môn thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin và vi khoáng cần thiết, uống đủ lượng nước hàng ngày…
Bên cạnh đó, cần chọn môn thể thao phù hợp với tuổi tác, sức khỏe, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi, không quá lạm dụng thể thao dẫn đến chấn thương, kiệt sức…
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?