Những món ngon dễ nhiễm ký sinh trùng cần chế biến, lựa chọn kỹ trước khi ăn

6/19/2021 4:01:00 PM
Những thực phẩm tái, chưa chín kỹ sẽ không tiêu diệt được hết ký sinh trùng gây bệnh, giun sán ký sinh trong đó. Khi ăn các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Những món ngon dễ nhiễm ký sinh trùng cần chế biến, lựa chọn kỹ trước khi ăn

Những món ăn ngon, trở thành khoái khẩu đối với nhiều người nhưng nếu không biết cách lựa chọn, chế biến đúng cách có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng.

Đối với nhiều người trong quá trình chế biến món ăn chỉ sơ chế, nấu ăn qua loa hoặc món ăn đó chỉ cần chế biến tái là đã có thể ăn được. Vì họ cho rằng khi nấu ăn như vậy sẽ giúp giữ được hương vị thơm ngon hơn, ngọt hơn, đậm đà hơn, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ không bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến. Nhưng những thực phẩm tái, chưa chín kỹ sẽ không tiêu diệt được hết ký sinh trùng gây bệnh, giun sán kí sinh trong đó. Khi ăn các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những món ăn ngon dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh

Thịt bò tái

Thịt bò tái, bít tết tái, bò nhúng,…là một trong những món ăn ngon dễ bị nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Trong thịt bò chưa chín có thể chứa ký sinh trùng san dây bò. Khi con người ăn thịt bò chưa được nấu chín kỹ, có chứa nang ấu trùng sán dây bò, nang ấu trùng vào ruột người. Sau đó, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng. Tại đây, sán sẽ  hút các chất bổ dưỡng và phát triển, làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá...

Những món ngon dễ nhiễm ký sinh trùng cần chế biến, lựa chọn kỹ trước khi ăn

Phòng tránh nhiễm ký sinh trùng, hãy hạn chế ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt bò đã nhiễm bệnh để đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng. Thực hiện tẩy giun sán định kỳ. Lựa chọn các sản phẩm thịt bò rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, có kiểm định chất lượng rõ ràng. Khi lựa chọn thịt bò để chế biến nếu sờ vào thớ thịt bò có cảm giác cứng, không có độ đàn hồi, dẻo dính, mềm mại thì có khả năng chúng bị nhiễm giun sán. Miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó là miếng thịt đã bị nhiễm giun hay có hình sợi hay hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hay vàng xám nằm song song với thớ thịt không nên sử dụng.

Các món ăn ngon từ ốc

Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: ốc luộc, ốc xào me, ốc xào xả ớt, ốc xào bơ, ốc xào dừa,…Những món ăn ngon được chế biến từ ốc được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đa dạng, thịt ốc béo ngậy, hấp dẫn. Nhưng ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu ở các ao, sông, suối, hồ nên thường chứa nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể nếu chúng không được chế biến cẩn thận.

Theo nghiên cứu, trong ốc nước ngọt có chứa 1 loại ký sinh trùng gọi là Angiostrongylus cantonensis, xác suất lây nhiễm lên đến 27%, con người chính là vật chủ yêu thích của loại ký sinh trùng này. Ngoài ra, mỗi con ốc có thể chứa tới 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Khi bạn ăn phải những con ốc chưa được nấu chín kỹ, sơ chế chưa được sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh, các ký sinh trùng trong ốc sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh, nhẹ thì gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nặng thì dẫn đến tình trạng sốc, choáng, thậm chí gây nóng nảy, cáu kỉnh.

Để giảm thiểu ký sinh trùng trong ốc khi chế biến nên nấu chín kỹ, sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến. Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng bám trong ốc, khi mua ốc về bạn có thể sơ chế ốc theo những cách dưới đây.

Cách chọn ốc ngon: Nên chọn những con ốc mập thịt, ốc có mày nằm sát ngay bên ngoài miệng ốc. Kiểm tra ốc còn sống hay không bằng cách chạm vào phần đầu mày của ốc (vảy ốc). Nếu đầu mày thụt ra, thụt vào có nghĩa là ốc vẫn còn sống và khỏe mạnh ngược lại ốc đã chết. Vỏ ốc phải bóng bẩy, có màu tươi, nhìn vỏ mỡ thì đó là ốc ngon

Cách sơ chế ốc:

Nước vo gạo: Ốc sau khi rửa sạch lớp bùn đất bám trêm người, cho ốc vào ngâm trong nước vo gạo khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Những chất từ gạo sẽ giúp các bùn đất nằm sâu bên trong ốc được nhả ra hết. Sau đó, chỉ cần rửa sạch lại với nước là được.

Dùng thau kim loại: Các loài ốc khi gặp kim loại đều nhanh chóng nhả sạch bùn đất dính chặt bên trong vỏ ốc. Sau khi mua ốc về, bạn ngâm ốc trong thau hoặc chậu kim loại và để từ 2 đến 3 tiếng.

Ngâm ốc với ớt: Dùng ớt xắt cho vào thau nước ngâm cùng với ốc, để khoảng từ 1 đến 2 tiếng, chất nóng của ớt sẽ khiến ốc cay và phải vội vã nhả tất cả đất cát ra. Rửa sạch lại với nước là đã có thể chế biến được ốc.

Lươn

Lươn là một trong những thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Cứ trong 100g thịt lươn thì có chứa tới 12,7 g chất đạm, 25,6 g chất béo và 285 calo cùng với nhiều vitammin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 cùng với nhiều khoáng chất khác nhau như: sắt, natri, kali, canxi...

Tuy nhiên, môi trường sinh sống của lươn là ở đầm lầy, bùn nên rất dễ nhiếm ký sinh trùng. Nếu ăn lươn chưa được chế biến kỹ, nấu chín có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Bởi trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh rất dai , chúng chịu được nhiệt độ cao. Do đó, khi chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏ.

Để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng khi ăn lươn, đảm bảo sức khỏe. Bởi vì lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục...  nên khi nấu, xào hoặc hầm cần phải nấu chín kỹ. Tuyệt đối không ăn lươn chết, lươn bị ươn bởi hợp chất Histidine có trong thịt lươn có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Thông thường cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao, cơ thể yếu, người mới ốm dậy, trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Cách chọn lươn ngon, sơ chế lươn:

Chọn lươn ngon: Nên chọn những con lươn có độ lớn vừa phaair, có hai phần màu rõ rệt, phần lưng màu đen, phần bụng màu vàng, lươn khỏe mạnh, di chuyển nhanh, người lươn không bị xây xác, trầy da

Sơ chế lươn hết nhớt:

+ Bóp lươn với muối: Lươn sau khi đã được loại sạch ruột, cho muối hạt vào và muối lên mình lươn khoảng 2 phút,  rửa lươn bằng nước cốt chanh, rồi lại rửa sạch với nước thường cho sạch lớp nhớt dính trên da lươn, để ráo nước là có thể chế biến.

+ Tuốt lươn với nước cốt chanh hoặc nước vo gạo: Sử dụng nước vo gạo hoặc nước cốt chanh để tuốt lươn. Sau khi độ nhớt của lươn giảm đi, bạn mới tiến hành mổ bụng, bỏ hết nội tạng và rửa lại sạch với nước muối.

+ Chà lươn với tro bếp: Nếu nhà bạn có tro bếp có thể loại bỏ nhớt trên người lươn. Dùng tro bếp chà xát lên thân lươn, rồi sau đó vuốt sạch nhớt vài lần cùng với tro. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.

Không phải loại cá nào cũng có thể ăn sống, làm gỏi cá hay làm sashimi. Nhưng chính thói quen ăn cá tái, cá sống lại là nguy cơ khiến cơ thể nhiễm ký sinh trùng như nhiễm sán dây cá, sán dải cá, sán cá, có tên khoa học là Diphyllobothrium latum. Khi người ăn phải thịt cá sống, tái chưa được nấu chín kỹ có nhiễm ấu trùng sán dây, các ấu trùng này sẽ xâm nhập vào ruột non và phát triển thành sán trưởng thành. Khi lượng sán ít thường không có biểu hiệu triệu chứng nhưng khi nhiễm nhiều, bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, tắc ruột, nôn ói,…

Bên cạnh đó, khi ăn thịt cá chưa được nấu chín kỹ, ăn cá sống có thể khiến cơ thể bị nhiễm sán lá gan. San lá gan lớn có thể xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Tại đây, chúng tiết ra các chất độc phá hủy gan, gây áp xe gan. Sán lá gan có thể di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể người như da, cơ, khớp, vú, dạ dày…hay có thể xâm nhập nhu mô gan sẽ phát triển, đẻ trứng, gây nên các bệnh như xơ gan, tắc mật, xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, có thể gây tử vong.

Hãy hạn chế ăn cá tái, cá sống, gỏi cá để phòng ngừa ký sinh trùng như: sán dây cá, sán lá gan. Khi chọn cá nên chọn những con cá còn sống, mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút, thịt cá phải săn chắc, nếu thịt mềm hoặc nhợt nhạt thì nó đã bị ươn, phần mang cá có màu hồng đỏ, dính chặt với hoa khế và không bị nhớt.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ăn thịt lươn không đúng cách rất dễ nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm giun lươn: Bệnh nguy hiểm chớ nên coi thường

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác