Những điều bí ẩn về trái tim bạn đã biết hay chưa?
Quả tim là một khối cơ, do rất nhiều sợi cơ hợp thành, mỗi sợi cơ là một tế bào, đầu dưới hơi nhọn và hướng về bên trái, gọi là mỏm tim hay đỉnh tim. Trên bề mặt quả tim có nhiều mạch máu chạy ngoằn ngoèo, là những động mạch vành và tĩnh mạch vành.
Quả tim không phải là một khối cơ đặc, mà lại rỗng, có hai buồng ở trong gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Hai tâm thất đều chứa đầy máu, nhưng có khác nhau đôi chút.
Vách ngăn giữa hai tâm thất cũng dày bằng thành tâm thất trái.
Mặt trong tâm thất không nhẵn, mà rất gồ ghề, vì các bó cơ, cột cơ lồi lên, còn các tâm nhĩ ít cơ, nên mặt trong nhẵn hơn.
Các van ở bên trái của quả tim như van hai lá, van động mạch chủ thưòng hay bị bệnh hơn những van ở bên phải, là van ba lá và van phổi.
Tim hoạt động có tính chu kỳ, cứ bóp vào (gọi là tâm thu), rồi lại dãn ra (tâm trương), đều đặn trong suốt cuộc đời, từ ngày thứ 32 sau khi thụ thai, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Ở một người lớn khoẻ mạnh, tim đập 75 nhịp trong một phút, như vậy mỗi chu chuyển dài (60 giầy: 75) 0,8 giây. Thời gian ngắn ngủi 0,8 giây đó, tim hoạt động qua 3 pha.
Trong chu kỳ tâm động, cơ tim co lại, van tim đóng, tốc độ tăng nhanh và giảm nhanh của dòng máu gây ra chấn động cơ học đối với việc tăng áp và giảm áp của thành huyết quản, có thể thông qua tổ chức xung quanh truyền đến thành ngực. Nếu để ống nghe đặt trước ngực thì sẽ nghe thấy âm thanh ân thanh này gọi là "tâm âm" (tiếng của tim).
Tim bơm máu đến gần như tất cả nơi của cơ thể. Khoảng 75 nghìn tỷ tế bào cơ thể nhận máu từ tim ngoại trừ giác mạc không nhận được nguồn cung cấp máu.
Trái tim là bộ phận phải làm việc nhiều nhất trong cơ thể bất kể ngày hay đêm. Để cả khi cơ thể yếu hay khỏe mạnh, trái tim vẫn hoạt động một cách chăm chỉ và đều đặn.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.