Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc chó bị điếc
Chó bị điếc là tình trạng khá thường gặp, có thể chó bị điếc do bẩm sinh nhưng có thể bị điếc do tuổi tác, bệnh tật, tai nạn. Nguyên nhân nào khiến chó bị điếc, khi chăm sóc chó bị điếc cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để cung cấp cho chó môi trường sống tốt nhất.
Bệnh điếc ở chó
Cấu tạo tai của chó khá phức tạp bao gồm: dây thần kinh, sụn, các mô mềm, xương nhỏ hoạt động cùng với não bộ để thu thập, xử lý, biến đổi, dẫn và giải thích âm thanh. Do một vài nguyên nhân nào đó như tổn thương, rối loạn chức năng của một hoặc nhiều vùng nhạu cảm có thể dẫn đến việc chó bị mất thính giác 1 phần hoặc toàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết chó bị điếc
Để xác định được tình trạng chó bị điếc bạn hãy dựa trên những dấu hiệu nhận biết sau đây:
+ Tai của chó co mùi hôi khó chịu
+ Chó cảm thấy khó chịu, dùng chân cào hoặc cọ sát tai
+ Đôi tai của chúng không chuyển linh hoạt về phía tiếng động, đầu của chúng không quay về phía có phát ra tiếng động khác với hành động thông thường của những con chó khác.
+ Tai xuất hiện tình trạng chảy mủ
+ Vành tai hoặc lỗ tai của chó bị đỏ hoặc sưng tấy lên
+ Dễ bị giật mình
+ Chó không nghe được mệnh lệnh của chủ, âm thanh xung quanh
+ Tiếng kêu của chúng rất lớn so với tiếng kêu của những con chó bình thường khác.
+ Phản ứng chậm khi nghe chủ gọi, tiếng còi xe, tiếng sấm,…
+ Chó bị đau nhức quanh tai
+ Khi chúng ngủ chúng không có bất cứ phản ứng nào với tiếng động mạnh ở môi trường xung quanh chúng.
Nguyên nhân khiến chó bị điếc
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị điếc, có thể do một trong những nguyên nhân gây bệnh điếc ở chó như:
Có vật lạ trong tai chó
Các vật lạ trong tai chó do virus, bọ chét, động vật ký sinh trong tai chó không được vệ sinh vùng tai sạch sẽ.
Chó bị dị ứng tai
Do khi bị dị ứng bởi một số yếu tố bên ngoài khiến môi trường bên trong tai bị thay đổi, các vi khuẩn, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng tai lâu dần không được điều trị gây điếc tai.
Ve tai
Ve tai ký sinh trong tai chó khiến cho chó dùng chân cào, để giảm cảm giác khó chịu, vô tình tạo ra các vết xước, vết loét, dần dần tai bị tổn thương nặng nề cuối cùng là chó bị điếc tai.
Thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh
Do môi trường xung quanh của chó thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và xâm nhập vào bên trong tai từ đó gây các bệnh về tai và gây điếc nếu không được phát hiện sớm và điều trị.
Dị vật
Các dị vật như: gai thực vật, bụi bẩn, đất cát, những sợi cỏ nhỏ….khi vô tình chui vào trong tai có thể gây nên tình trạng chó bị điếc.
Thiếu hoặc thừa nhiều hoocmon khác nhau
Tình trạng chó bị thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai ở chó.
Cấu tạo của tai chó
Một số loài chó có cấu tạo tai mềm, rũ như Cocker Spaniels có thể mắc bệnh về tai nhiều hơn so với các giống khác. Bởi những dòng chó này đôi tai với độ ẩm cao, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn hình thành phát triển gây các bệnh về tai.
Di truyền
Di truyền cũng là nguyên nhân khiến chó bị điếc. Một số giống chó thường bị điếc bẩm sinh như chó Dalmatian, chó Setter Anh, Chó Havanese
Chấn thương vùng tai
Chó bị chấn thương vùng tai do va đập, tai nạn,…dẫn đến tình trạng điếc tạm thời hoặc điếc vĩnh viễn.
Chó bị bệnh não, khối u, đột quỵ
Khi chó mắc các bệnh về não, có khối u, đột quỵ cũng có thể gây tổn thương các bộ phận của hệ thống thần kinh trung ương liên quan đến thính giác cũng có thể dẫn đến bệnh điếc ở chó.
Tuổi tác
Một trong những nguyên nhân điếc ở chó thường gặp khác chính là do tuổi già. Khi chó lớn tuổi các dây thần kinh thính giác hoạt động kém hiệu quả, lão hóa khiến chó mất thính lực dần dần
Chó bị ngộ độc
Chó bị ngộc độc thuốc diệt chuột hay các hóa chất độc cũng gây ra tình trạng điếc ở chó
Chẩn đoán chó bị điếc
Sau khi phát hiện những dấu hiệu ở trên để chẩn đoán tình trạng điếc ở chó bạn hãy chuyển chó đến cơ sở thú y để bác sĩ thú y kiểm tra, đánh giá tình trạng điếc ở chó.
Bước đầu bác sĩ thú y tiến hành kiểm tra tổng quát bên ngoài, tình hình sức khỏe của chó. Tiếp đến, tạo các âm thanh như vỗ tay, huýt sáo ngoài tầm nhìn của chó để kiểm tra thính lực của chó. Các kiểm tra thần kinh đặc biệt cũng sẽ được áp dụng. Các cuộc xét nghiệm máu, nước tiểu có thể được thực hiện để xác định rõ nguyên nhân gây tình trạng điếc ở chó.
Điều trị chó bị điếc
Nếu chó bị điếc cho các bệnh về tai các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để xử lý ngay lập tức. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể được kê để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các loại thuốc chống nấm để điều trị bệnh nhiễm trùng do nấm men
Nếu chó bị điếc do ve tai ký sinh trong tai của chó hãy rửa sạch tai bằng dung dịch chuyên dụng và áp dụng một số loại thuốc chuyên dụng để điều trị.
Nếu chó bị điếc do tuổi tác, di truyền thì không thể chữa trị khỏi cách tốt nhất bạn nên tạo điều kiện môi trường sống cho chó thật tốt.
Nếu chó bị điếc do dị vật lạ có trong tai của chó các bác sĩ thú y sẽ tiến hành soi, gắp bỏ dị vật khỏi tai của chó và sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Nếu chó bị điếc do tai nạn, ngộ độc thì các bác sĩ cần thực hiện một số thử nghiệm phức tạp hơn, thử nghiệm phản ứng kích thích thính giác thân não (BAER) để có kết luận cuối cùng. Nhưng với tình trạng này không thể hồi phục được, vì thế bạn nên trợ giúp cho chó hàng ngày.
Chăm sóc chó bị điếc
Chó bị điếc vẫn có thể sống sót, sinh hoạt một cách bình thường như bao con chó khác. Do đó, để đảm bảo chó có cuộc sống bình thường, hạnh phúc bạn hãy thực hiện các điều sau:
+ Tránh làm chó bị giật mình, đảm bảo bảo rằng chó biết bạn đang ở trong khu vực chúng ở trước khi bạn bước đến gần chúng.
+ Nên tắt hoặc bật đèn trước khi vào phòng tránh trường hợp bạn đá hay giẫm phải chúng.
+ Khi nói chuyện với chúng hay đặt tay của mình lên chó và vuốt ve chúng để chúng sẽ cảm nhận được sự rung động của tay bạn khi bạn nói.
+ Hãy vỗ tay, dậm chân xuống nền nhà để thu hút sự chú ý của chó
+ Sử dụng ánh sáng nhấp nháy từ đèn pin khi gọi chúng để giúp chúng không bị lẫn lộn.
+ Nếu có thể chúng ta nên gắn vòng cổ ghi chú rằng chó nhà bạn bị điếc hoặc định vị lên những chú chó điếc của mình để phòng trường hợp chúng lẻn ra ngoài bạn không biết.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho chó bị điếc bằng cách bổ sung thức ăn dinh dưỡng, hợp vệ sinh
+ Khi chó bị điếc ở ngoài trời, công viên, khu vui chơi đảm bảo chó vẫn ở trong tầm kiểm soát của bạn
Hướng dẫn cách vệ sinh tai chó phòng tránh chó bị điếc
Chuẩn bị: Thuốc rửa tai chuyên dụng, bông sạch, khăn sạch
Thực hiện
Bước 1: Sử dụng thuốc rửa tai chuyên dụng đổ vào lỗ tai của chó
Bước 2: Sau khi đổ thuốc rửa tai hãy matxa tai phía ngoài từ 10-15 giây
Bước 3: Dùng bông sạch đã được thấm thuốc rửa tai lau sạch các cặn bẩn còn sót lại. Lặp lại quá trình cho đến khi tai chó đã hoàn toàn sạch.
Bước 4: Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai
Lưu ý:
Trong quá trình thực hiện không nên đưa sâu vào bên trong lỗ tai, vì nếu không cẩn thận bạn sẽ làm tổn thương phần bên trong tai, khiến chó bị điếc.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
+ Chăm sóc lông cho chó vào mùa mưa nồm ẩm ướt cần lưu ý gì?
+ Những điều nhất thiết phải biết khi nuôi chó
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.