Người ngồi nhiều nên tập những bài tập yoga nào?
Những người làm việc tại văn phòng, nhà xưởng, nhà máy thường xuyên phải ngồi làm việc cả ngày ít có thời gian vận động kéo theo đó sẽ gặp phải tình trạng như ung thư ruột kết, giảm tuổi thọ, bệnh thận, suy giảm trí nhớ,....Để tránh những tác hại khó lường từ việc ngồi nhiều những bài tập yoga dưới đây rất tốt cho những người ngồi nhiều, ít vận động, lại tốt cho sức khỏe.
Những tác hại khó lường từ việc ngồi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe
Suy giảm trí nhớ
Cuộc khảo sát trên 3500 tình nguyện viên và đều thấy rằng sức khỏe trí tuệ của họ giảm dần. Tuy nhiên, phụ nữ lại chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động như xem ti vi, lái xe và dùng máy tính trong khi nam giới chỉ bị chịu tác động khi dùng máy tính.
Giảm tuổi thọ
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Sydney trên 200.000 người trên 45 tuổi, những ai ngồi 11 giờ/ngày sẽ tăng nguy cơ tử vong đến 40% trong vòng 3 năm tới so với những người ngồi ít hơn thời gian đó. Do đó đồng nghĩa với việc ngồi nhiều khiến bạn bị giảm tuổi thọ.
Các bệnh về thận
Những người nào ngồi nhiều, ít đi lại vận động có nguy cơ mắc các bệnh về thận cao hơn gấp nhiều lần so với những người ngồi ít, đặc biệt là nữ giới. Phụ nữ ngồi 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh về thận là 30%, trong khi nam giới là 15%.
Ung thư ruột kết
Nghiên cứu công bố trên tờ Journal of Clinical Oncology tiến hành trên 2.000 bệnh nhân mắc chứng ung thư ruột kết (những người này đều sống thêm 16 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh) cho thấy, những người ngồi ít, hoạt động nhiều có nguy cơ tử vong thấp hơn 28% so với những người chỉ ngồi một chỗ.
Tăng nguy cơ tiểu đường và các bệnh tim mạch
Ngồi nhiều trên 6 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn nhiều so với những người ngồi ít hơn. Do khi ngồi năng lượng trong cơ thể không có cơ hội chuyển hóa. Thay vào đó, chúng sẽ “lưu trữ” trong cơ thể và về lâu dài, cơ thể có xu hướng kháng insulin, lượng đường trong máu tăng lên… từ đó tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Ngoài ra, việc ngồi nhiều cũng kéo theo rất nhiều chứng bệnh khác, do đó các bác sĩ khuyên chúng ta nên ngồi ít lại và vận động nhiều hơn
Đểm giảm tác hại việc ngồi nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hãy bỏ ra từ 10-30 phút mỗi ngày luyện tập các bài tập yoga để cải thiện sức khỏe ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm
Bài tập yoga dành cho người ngồi nhiều
Động tác Big Toe (tư thế ngón chân cái)
Động tác Big Toe có tác dụng giải tỏa stress cho não, gân và bắp chân được kéo dãn sau một ngày phải ngồi nhiều bên cạnh đó còn củng cố sức mạnh của đùi, đẩy mạnh hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên động tác này không phù hợp với những ai đang bị tổn thương cơ cổ và cơ lưng dưới.
Thực hiện:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân duỗi ra xong gập chân lại, 2 lòng bàn chân áp xuống sàn
Bước 2;Thở ra. Gập đầu gối của bạn về phía ngực. Sử dụng 2 ngón tay móc vào ngón chân
Bước 3: Duỗi thẳng chân phải lên sàn nhà, 2 cánh tay thẳng. Tiếp tục đẩy và mở rộng chân trái, áp đùi xuống sàn. Mở rộng chân phải.
Bước 4: Bạn có thể giữ tư thế ở đây hoặc xoay chân phải ra. Giữ tư thế đến khi bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Sau đó lặp lại với chân trái.
Động tác cá heo
Động tác cá heo nhằm củng cố sức mạnh cho vai, gân, bắp chân, ngăn ngừa bệnh loãng xương, giúp ngủ ngon hơn, giảm các cơn đau lưng.
Thực hiện:
Bước 1: Đặt hai cánh tay trên tấm thảm, long bàn tay úp, rang rộng bằng vai. Gập các ngón chân để tiếp xúc với mặt sàn, nhấc hông lên sao cho hai chân và phần thân tạo thành chữ V ngược.
Bước 2: Hai chân bước những bước nhẹ tiến sát lại gần tới hai khuỷu tay rồi trở lại vị trí ban đầu, giữ vai ở nguyên vị trí. Thư giãn cổ và hướng một chút về phía trước.
Động tác cobra pose (tư thế rắn hổ mang)
Động tác này có tác dụng tăng độ bền dẻo của cột sống được nâng cao, mông săn chắc, tăng cường sức mạnh cho ngực, vai bụng,...Tuy nhiên tư thế rắn hổ mang sẽ không dành cho người có vấn đề về khủy tay, bị thương tổn ở lưng, phụ nữ mang thai.
Thực hiện:
Bước 1: Nằm sấp, khép hai chân, mu bàn chân úp xuống sàn nhà. Khép hai khuỷu tay và úp bàn tay xuống thảm, ngón cái đặt gần nách. Trán chạm nhẹ xuống sàn và thả lỏng vai.
Bước 2: Khi hít vào, dồn trọng lượng cơ thể lên hai lòng bàn tay, chống bàn tay xuống sàn nhà, uốn cong lưng, nâng ngực và hướng đầu ra phía sau, nhìn lên trần nhà. Sau khi đã nâng tối đa, nín thở trong 8 giây.
Bước 3: Khi thở ra, chậm rãi hạ thân trước và đầu xuống sàn nhà
Chúng ta có thể hoàn toàn cải thiện vấn đề sức khỏe do ngồi nhiều bằng các bài tập yoga. Ngay từ bây giờ hãy quan tâm đén sức khỏe trước khi cơ thể bị tàn phá nặng nề mới quan tâm đến sức khỏe của mình
Suckhoecuocsong.vn/Theo Duyendangviet
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?