Người điếc có phải nhất thiết cũng bị câm không?
Ta gặp nhiều trường hợp câm, điếc. Người điếc không nhất thiết là bị câm, khi truyện trò cứ phải gào tướng lên. Còn người câm hầu như ai cũng bị điếc. Hình như họ không nghe được người khác nói, gọi, trừ khi họ nhìn thấy. Còn nếu không, bạn có gọi to đến mấy, thì đường ai người nấy đi, họ chẳng thèm để ý đến bạn.
Con người có thể nói chuyện với nhau được, bởi hoàn toàn do việc học nói. Đó là cả một quá trình phức tạp của nhận biết. Trẻ em đều phải do dạy dỗ, giao tiếp với mọi người xung quanh, bắt chước người lớn mà dần dần biết nói. Nếu như một em nhỏ từ lúc mới sinh ra, đã mất khả năng nghe, hoặc bị điếc khi mới bắt đầu bi bô tập nói, không còn nghe thấy gì được, thì không thể học nói được, có chăng chỉ có thể phát ra một số âm đơn điệu, ta thường gọi đó là bệnh câm điếc.
Vậy điều gì đã làm cho con người khi mới sinh ra, lại không nghe được hoặc mất khả năng nghe ngay từ khi còn nhỏ?
Điều này khá phức tạp, bởi lẽ yếu tố làm cho tai bị điếc rất nhiều.
Điếc có hai loại: điếc trước khi sinh (bẩm sinh) và điếc sau khi sinh.
Điếc bẩm sinh rất ít gặp. Ở trường hợp này, chủ yếu do cơ quan thính giác của trẻ phát triển không bình thường, có những khuyết tật, hoặc những nguyên nhân khác, như người mẹ trong thời kỳ mang thai, dùng các chất có hại cho thai nhi, như một số loại thuốc, có thể đi qua được rau thai vào bào thai gây điếc. Hoặc trong lúc sinh, đầu đứa trẻ phải chịu ảnh hưởng của ngoại lực, của kỹ thuật đỡ đẻ, làm tổn hại đến cơ quan thính giác của trẻ.
Còn điếc sau khi sinh, đều do đứa trẻ bị bệnh. Có thể vì tổn thương cơ quan thính giác, các bộ phận truyền âm, hoặc tai trong, thần kinh thính giác bị hư hại, bệnh lý. Trường hợp điếc do hỏng các tổ chức truyền âm, phần lớn là do viêm tai giữa, gọi là điếc truyền âm. Loại sau gọi là điếc cảm âm. Có thể là do khi nhỏ, mắc các bệnh viêm như viêm màng não, sốt mắt đỏ, đậu mùa, bạch hầu, thương hàn, quai bị, cảm cúm mà ra. Tất cả những bệnh vừa kể trên, đều có thể dẫn đến điếc ở trẻ vì chúng đều có khả năng gây tai biến cho thần kinh thính giác, ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Người bị điếc có nhất thiết là bị câm, hay bệnh điếc gây ra bệnh câm được không?
Bệnh câm không phải do bệnh điếc lây lan theo kiểu dây chuyền bắt buộc. Bởi cơ quan phát âm là thanh đới, không tổn hại do bị điếc. Thế nhưng, thông thường trẻ nhỏ bị điếc thì thường câm bởi chúng không nhận biết được tiếng nói. Còn có người câm mà không điếc là do họ bị hỏng cơ quan phát âm, nhưng vẫn nghe được. Rõ ràng điếc khi còn nhỏ dễ dẫn đến câm. Tuy nhiên, điều này còn phải kể đến sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ, của người thân và việc khắc phục đó có thể đem lại cho trẻ tiếng nói.
Nếu bố mẹ cho rằng, trẻ không tiếp thu được tiếng nói, thì không thể nói được, hoặc không muốn nói chuyện với chúng, thiếu đi sự dạy bảo cho con, chắc chắn trẻ sẽ câm, có chăng chỉ phát được những âm như tiếng kêu. Đáng tiếc nhất là khi thính giác của trẻ chưa hỏng hẳn, vẫn có thể nghe được một chút, mà do thiếu sự kiên trì và rèn luyện rồi biến thành câm. Nghĩa là sự cần mẫn, tận tình, lòng yêu thương, đức hy sinh có giá trị sẽ khiến trẻ có thể nói được. Nếu được bố mẹ giúp đỡ chỉ bảo một cách chu đáo, công phu, trẻ có thể không câm như ta tưởng. Khi huấn luyện trẻ phải đặc biệt chú ý động tác mồm, môi của mình. Dù bị điếc tương đối nặng, cũng có thể làm cho trẻ bắt chước những âm đơn giản, đến phức tạp và dần hiểu được ý nghĩ của câu nói, qua các hình tượng cụ thể. Mặt khác không nên dùng tay ra hiệu, để biểu đạt ý nghĩa câu nói nhiều. Tập cho trẻ thói quen dùng ngôn ngữ, để hình thành cho trẻ khả năng ngôn ngữ.
Cho nên tuy bị điếc kể cả trước hay sau khi ra đời, vẫn là nguyên nhân chủ yếu của bệnh câm. Nhưng không nhất thiết cứ điếc là phải câm bởi trẻ hoàn toàn có thể nói được trước sự kiên nhẫn chỉ bảo và tình yêu thương của cha mẹ.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.