Người bị thiếu máu nên tập luyện thể dục như thế nào?
Những người bị thiếu máu nên tập luyện như thế nào để đạt hiệu quả tốt, hạn chế rủi ro với sức khỏe là điều mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Thiếu máu do cơ thể của chúng ta không đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Thiếu máu là hội chứng hay gặp trong nhiều bệnh nhất là các bệnh về mái. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết bị thiếu máu
Khi bị thiếu máu cơ thể của chúng ta sẽ xuất hiện những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như:
+ Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt
+ Làn da nhợt nhạt hoặc hơi vàng không hồng hào
+ Nhịp tim không đều
+ Bị hụt hơi
+ Chóng mặt, choáng váng
+ Ù tai
+ Có thể ngất lịm nhất là khi thiếu máu nhiều
+ Đau tức ngực
+ Tay chân lạnh
+ Đau nhức đầu
+ Giảm trí nhớ
+ Mất ngủ hoặc ngủ gà
+ Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt
+ Giảm sút sức lao động trí óc và chân tay
+ Chán ăn
+ Lưỡi màu nhợt
+ Cảm thấy đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón
Nguyên nhân nào gây thiếu máu?
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu phải kể đến như:
+ Do cơ thể bị thiếu sắt: Nếu cơ thể không đủ sắt cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.
+ Cơ thể thiếu vitamin nhất là loại viatmin B9 và B12. Bởi hai loại vitamin này sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
+ Do một số bệnh như viêm khớp, bệnh thận, ung thư, HIV/AIDS, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác cản trở việc sản sinh các hồng cầu.
+ Nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng, một số loại thuốc, bệnh tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Khi bị thiếu máu nên tập thể dục như thế nào?
Nhiều người cho biết họ cảm thấy mệt mỏi, khó thở khi thực hiện các bài tập thể dục. Vậy nên tập thể dục như thế nào an toàn cho sức khỏe, đạt hiệu quả tốt khi bị thiếu máu là điều nhiều người quan tâm. Do đó để việc tập luyện thể dục an toàn, đạt hiệu quả với những người bị thiếu máu trước khi tập luyện thể dục cần:
+ Trao đổi, nói chuyện với bác sĩ chuyên môn trước khi bắt đầu tập luyện thể dục
+ Sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ khuyến cáo, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Nên chọn các hoạt động phù hợp với thể trạng của bạn và thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên
+ Những người có thể chất không tốt hãy bắt đầu với các buổi tập ngắn hơn (khoảng 10-15 phút) và dần dần tăng thời gian tập luyện thêm 5 phút sau mỗi 2-4 tuần
+ Người bị thiếu máu não nên thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh với 1-3 set với các nhóm cơ chính, 10-15 reps trong ít nhất 2 buổi/ tuần.
+ Trong quá trình tập luyện nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tập luyện các bài tập có cường độ cao.
Những điều người bị thiếu máu khi tập thể dục cần lưu ý
+Không nên tập thể dục nếu huyết áp của bạn lúc nghỉ ngơi lớn hơn 180/110mmHg.
+ Nếu có biểu hiện đau tức ngực hãy dừng tập luyện lại và liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc quá mệt mỏi.
+ Bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện
+ Khởi động làm nóng cơ thể, các cơ bắp trước khi tập luyện
+ Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, sò, trai, hạt bí, cá, đậu xanh, đậu Hà Lan, trứng, các loại rau màu xanh đậm, thịt đỏ, thịt trắng,…nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều canxi, đồ uống có nhiều tanin, thực phẩm giàu axit oxalic,…
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu
Nón bơi không chỉ là phụ kiện bên cạnh kính bơi, túi đựng đồ bơi, bộ đồ bơi mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho người tập bơi. -
Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ
Áo vest tạ đi bộ là loại công cụ hỗ trợ tập luyện còn khá xa lạ. Không chỉ cải thiện hiệu suất tập luyện cho người đi bộ mà áo vest tạ mang lại những lợi ích bất ngờ khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây? -
Sử dụng tạ đeo chân khi tập luyện mang lại hiệu quả bất ngờ
Tạ đeo chân được sử dụng trong các bài tập thể dục như chạy bộ, tập xà đơn, tập xà kép, võ thuật…Nhiều người sử dụng tạ chân để tăng độ khó cho bài tập, đạt được kết quả tập luyện tốt hơn. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào? -
Bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi
Nhiều khi những trận thi đấu có thể kéo dài đến 4 - 5 tiếng đồng hồ để xác định kết quả thắng thua. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi vô cùng quan trọng. -
Muốn đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hãy tập chuỗi bài tập leo cầu thang này
Những bài tập leo cầu thang không chỉ săn chắn các nhóm cơ, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả mà còn mang lại nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe. -
Giảm đau nhức, phục hồi chấn thương nên ăn những thực phẩm nào?
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị người tập thể thao việc bổ sung thực phẩm giúp phục hồi từ bên trong luôn là một trong phương pháp chữa lành vết thương hiệu quả, an toàn. -
Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện
Mặc dù những động tác thực hiện chống đẩy khá đơn giản nhưng người tập vẫn có thể mắc phải những sai lầm thường gặp khi chống đẩy dưới đây.