Người bệnh gout tập thể dục như thế nào cho hợp lý?
Khi bị bệnh gout việc nghỉ ngơi, tránh di chuyển các khớp bị đau càng nhiều càng tốt. Nhưng khi bị bệnh gout nên tập những bài tập thể dục như thế nào?
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất. Bệnh lý này do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc acid uric từ trong máu. Khi nồng độ acid uric trong máu được tích tụ qua thời gian dài trở nên quá cao, những tinh thể nhỏ của acid uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn khi di chuyển.
Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh gout thường xảy ra đột ngột và thời điểm hay xảy ra nhất là vào ban đêm. Triệu chứng của bệnh gout thường có những biểu hiện như:
+ Đau khớp, sưng đỏ khớp
+ Thường đau đột ngột, dữ dội
+ Đau đột ngột vào ban đêm nhất là các vị trí khớp viêm biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau
+ Đau khi vận động, di chuyển.
+ Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau bữa ăn nhiều protid, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương… đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout nếu được phát hiện sớm, có phác đồ điều trị kịp thời và kết hợp với thay đổi thói quen ăn uông phù hợp sẽ không nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị sớm người bị gout có thể bị hạn chế vận động thậm chí là tàn phế, tổn thương khớp, gây ra bệnh sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp, dị ứng,…
Những lợi ích bất ngờ của việc tập thể dục với người bị bệnh gout
Khi tập luyện thể dục không chỉ giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, duy trì vóc dáng, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng mà còn giúp giảm cân. Khi cân nặng dư thừa làm tăng axit uric trong cơ thể, góp phần gây ra bệnh gout. Do đó, khi tập luyện thể dục sẽ giúp giảm cân, giúp giảm đau vì áp lực lên các khớp sẽ được giảm bớt.
Nếu lười tập luyện thể dục sẽ trầm trọng thêm nhiều loại bệnh, mở đường cho cơn đau do gout tấn công
Việc ngại vận động, tâp luyện vì ngại các cơn đau gout cấp sẽ khiến khớp xương kém linh hoạt, suy yếu sự dẻo dai của cơ bắp và có thể dẫn đến việc teo cơ, mất xương do đó những người bị bệnh gout cần tập luyện thể thao.
Bài tập thể dục phù hợp với người bệnh gout
Việc tập luyện thể thao giúp cho những người mắc bệnh gout cải thiện sức khỏe tinh thần và làm giảm sự tiến triển của bệnh gout một cách rõ rệt nhưng không phải cứ lúc nào tập luyện là có kết quả tốt. Bởi một số người bị bệnh gout tập luyện không đúng cách, tập quá sức, cường độ tập cao khiến các khớp bị tổn thương, tràn dịch ổ khớp,…Do đó, những người bị bệnh gout phải hiểu rõ các nguyên tắc khi tập luyện, tùy từng tình trạng bệnh cụ thể để chọn lựa những bài tập luyện cho phù hợp.
Những người không quen vận động, ít vận động đừng nên bắt đầu thực hiện các bài tập nặng mà trước khi tập cần thao khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Giai đoạn cơn đau gout cấp: Khi các khớp đang bị viêm cấp khiến bạn gặp phải tình trạng sưng, nóng đỏ, đau nếu thời điểm này bạn càng vận động thì lại càng tạo điều kiện cho các tinh thể muối urat sắc nhọn gây tổn thương các phần cơ, khớp xung quanh. Do đó những người bệnh gout ở giai đoạn này hãy nghỉ ngơi, thư giãn các khớp ở tư thế thoải mái, chườm lạnh vào khu vực khớp đang bị đau khoảng 10-15 phút, khi chườm nên bọc đá lạnh trong khăn mềm tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da. Sau khi cơn đau giảm bạn có thể thực hiện bài tập co duỗi nhẹ nhàng chậm dãi.
Giai đoạn giữa các cơn đau gout: Ở gian đoạn này người bệnh gout không cảm thấy cơn đau nào nhưng thực tế cơ thể của người bệnh vẫn đang chịu sự hủy hoại các khớp xương do tinh thể muối urat vẫn lắng đọng gây ra. Do đó trong giai đoạn này người bệnh gout vẫn nên thực hiện các bài tập thể dục đều đặn hàng ngày, những bài tập co duỗi nhẹ nhàng, giãn cơ, tập luyện trong thời gian phù hợp với thể trạng mỗi người.
Giai đoạn gout mạn tính: Giai đoạn này người bệnh gout cần nên tập luyện, vận động thể dục để hạn chế việc co cứng khớp, tê chân,… Người bệnh gout có thể lựa chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng như tập thái cực quyền, đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,…
Bài tập cardio tác động thấp
Người bệnh gout hãy chọn các bài tập aerobic đều giúp tăng cường cơ bắp ở phần thân dưới cơ thể như: bộ thể dục, leo cầu thang hoặc khiêu vũ. Bên cạnh đó, khi tập luyện sẽ giúp tăng cường chức năng phổi và khả năng sử dụng oxy của cơ thể để chuyển hóa axit
Bơi lội
Bơi lội và thể dục nhịp điệu
Bơi lội là môn thể thao tuyệt vời cho những người bị bệnh gout. Khi bơi dưới nước dưới tác động của nước sẽ giúp tăng cường khả năng vận động, hoạt động của khớp, các khớp sẽ ít bị áp lực hơn. Khi tập luyện hãy bắt đầu chậm, dần dần tăng thời gian vận động của cơ thể dưới nước. Mỗi buổi tập nên tập luyện đều đặn với 15 phút/ngày, 2 ngày/tuần và đặt mục tiêu bơi trong 30-45 phút.
Các bài tập uốn dẻo
Các bài tập uốn dẻo giúp cải thiện phạm vi chuyển động các khớp của bạn. Tăng tính linh hoạt sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập khác dễ dàng hơn, di chuyển thoải mái hơn. Hãy thử dành 15 phút mỗi ngày thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ. Di chuyển chậm, nhẹ nhàng kéo căng.
Cổ tay
Bước 1: Hãy nắm 2 bàn tay lại.
Bước 2: Xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ và ngược kim đồng hồ trong 30 giây mỗi vòng.
Vai
Bước 1: Đặt bàn tay lên vai, xoay vai hướng về phía trước trong 30 giây
Bước 2: Sau đó, thực hiện ngược lại trong 30 giây nữa.
Lưng và gân kheo
Bước 1: Ngồi trên sàn với chân duỗi thẳng về phía trước.
Bước 2: Sau đó đưa tay về phía trước chạm vào ngón chân.
Bước 3: Giữ tư thế khoảng 15 giây và thử thêm 3 lần nữa.
Bài tập rèn luyện sức mạnh
Các bài tậpnâng tạ hay thực hiện các bài tập kháng lực sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức bền. Cơ bắp khỏe hơn hỗ trợ các khớp, ngăn ngừa chấn thương.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?