Ngày 22/8 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ công bố tình trạng biển miền Trung
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết sáng 22/8 tới, Bộ cùng các đơn vị sẽ công bố tình trạng môi trường biển các tỉnh miền Trung hiện nay, sau sự cố cá chết hàng loạt gây hoang mang dư luận cách đây 4 tháng.
Theo thông tin mới nhận được, hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" sẽ diễn ra vào ngày 22/8 tới tại TP Đông Hà (Quảng Trị) với sự tham dự của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, đại diện địa phương chịu thiệt hại nặng do cá chết hàng loạt cùng nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước và các đơn vị liên quan.
Thông tin trên đưa ra nhằm mục đích giúp người dân địa phương cũng như người dân cả nước biết được khu vực nào đã an toàn và chưa an toàn, tránh tâm lý hoang mang khi tới vùng biển 4 tỉnh miền Trung.
Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty Formosa đã thừa nhận nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
Trước đó Tiến sĩ Vũ Đức Lợi - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung cho biết, để xác định hàm lượng độc tố còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì, nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lẫy mẫu trầm tích.Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đo đạc 13 mặt cắt từ biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Thừa Thiên Huế ở các thời điểm khác nhau. Các dữ liệu đang được phân tích trong phòng thí nghiệm.
Bên cạnh đánh giá mức độ ô nhiễm, theo tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia độc lập tài nguyên nước và môi trường, Việt Nam cần khảo sát mức độ bị hủy hoại môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Việc này sẽ giúp nhà quản lý hoạch định kế hoạch sát thực nhất, như nơi nào có thể để môi trường tự làm sạch và tự phục hồi, vùng nào cần sự hỗ trợ của con người và khu vực nào hoàn toàn phải phục hồi nhân tạo, không thể chỗ nào cũng "làm sạch biển, trồng san hô".
"Phương pháp đánh giá ô nhiễm nên làm thông qua phân lô, lấy mẫu, phân tích. Còn về mức độ hủy hoại thì nên tính phần trăm số sinh vật biển bị hủy hoại tại chỗ và mật độ sinh vật biển có trong hiện trạng", tiến sĩ Trường nói.
Nếu kết quả khảo sát hàm lượng chất độc trong biển không còn nhiều, giới khoa học cho rằng, theo thời gian biển có thể tự làm sạch. Tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường nhận định, trầm tích dưới biển tự nhả hấp thụ độc tố và các chất này sẽ di chuyển từ nơi nồng độ cao sang thấp. Ở môi trường biển, độc tố sẽ dần dần hòa tan và giảm đi với điều kiện không có thêm hoạt động xả thải ô nhiễm khác.
Đồng quan điểm, theo một chuyên gia, các chất độc có thể tồn tại từ 3 đến 5 năm trong môi trường biển, nhưng thông qua quá tình khuếch tán, chất độc sẽ xâm nhập vào bùn đáy. Khi nước sạch tới, chất độc từ bùn đáy sẽ khuếch tán trở lại, được nước biển mang đi và pha loãng, nên mức độc không đáng kể. "Vì vậy tôi vẫn hy vọng về khả năng tự nhiên tự làm sạch của biển", ông này nói. Về khả năng phục hồi san hô, chuyên gia này cho rằng nếu quản lý biển ven bờ tốt, trứng san hô từ vùng khác sẽ tới để phát triển.
Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang cho biết, bên cạnh việc phục hồi tự nhiên thì có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển. Ấu trùng của cá ở vùng sinh sản nhiều sẽ di chuyển đến và phát triển.
Tuy nhiên để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, các nhà khoa học đều có chung nhận định là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trưởng biển tiếp tục ô nhiễm.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường. -
-
Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Mỹ ra sân bay về nước
Hội nghị thưởng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã không đạt được thêm thỏa thuận nào. Sau khi họp báo sau cuộc hội nghị Tổng thống Trump đã rời khách sạn Marriott ra sân bay để về nước. -
Những tuyến phố bị hạn chế lưu thông, tuyến đường bị cấm trong ngày Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều
Để đảm bảo tổ chức Hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra thành công vào ngày 28/2, một số tuyến phố và tuyến đường sẽ bị cấm hoàn toàn hoặc các phương tiện bị hạn chế lưu thông. -
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un di chuyển về Hà Nội chuẩn bị cho cuộc gặp Mỹ - Triều lần 2
Sáng ngày 26/2 Chủ tịch Kim Jong-un cùng phái đoàn Triều Tiên đã đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) lên xe limosine Mercedes-Maybach S600 bọc thép di chuyển về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Donald Trump khổ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2. -
Tăng cường an ninh tại nhiều khu vực tại Hà Nội trước thềm hội nghị Mỹ - Triều lần 2
Đảm bảo cho cuộc hội nghị thưởng đỉnh lần 2 Mỹ - Triều diễn ra thành công tốt đẹp, nhiều khu vực tại Hà Nội đã tăng cường an ninh bảo vệ các địa điểm có khả năng là nơi diễn ra cuộc hội đàm. -
Trước thềm cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội hàng trăm mật vụ Mỹ đã đáp xuống sân bay Nội Bài
Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên sắp diễn ra vào đầu giờ chiều nay chiếc máy bay vận tải C-17 của Không lực Mỹ vừa thả xe ôtô và hàng trăm đặc vụ Mỹ xuống sân bay Nội Bài. -
Máy bay VietJet Air gặp sự cố bục lốp sau khi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất
Chiếc máy bay mang số hiệu VJ328 từ Phú Quốc đi TP.HCM hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã gặp sự cố bục lốp sau khi tiếp đất, hành khách trên chuyến bay đều an toàn. -
Chuyến bay của hãng Vietjet Air phải hạ cánh xuống Đài Loan vì cảnh báo kỹ thuật
Chuyến bay mang số hiệu VJ861 khởi hành từ Incheon (Hàn Quốc) đi Thành phố Hồ Chí Minh tối ngày 24/12 đã phải hạ cánh xuống Đài Loan để kiểm tra do phát hiện cảnh báo kỹ thuật.