Nên để cơ thể ‘ứng xử’ thế nào khi thời tiết giao mùa

11/12/2018 8:26:47 AM
Khi tiết trời thay mùa chúng ta nên để cơ thể thích ứng dần dần. Thời tiết vào xuân vừa mới chuyển sang ấm áp, sau một mùa đông dài lạnh giá, ta không nên trút bỏ ngay một lúc nhiều quần áo, mà vẫn nên "che chắn" thêm một chút ít nữa khi thời tiết vừa mới chuyển sang mát mẻ của mùa thu. 

 

Khi tiết trời thay mùa chúng ta nên để cơ thể thích ứng dần dần. Thời tiết vào xuân vừa mới chuyển sang ấm áp, sau một mùa đông dài lạnh giá, ta không nên trút bỏ ngay một lúc nhiều quần áo, mà vẫn nên "che chắn" thêm một chút ít nữa khi thời tiết vừa mới chuyển sang mát mẻ của mùa thu. Sau tháng hè oi ả, cũng không nên vội khoác chiếc áo quá dày, mà cứ để cho cơ thể quen dần đi với cái "lạnh" đầu tiên. "Đông che hè mở, tráo trở từ từ, bất đáo lương y" là một kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn của nhiều đối chứng qua nhiều thế hệ mang một ý nghĩa khoa học nhất định. Việc mặc quần áo ở góc độ y học, nếu không căn cứ vào qui luật thay đổi của khí hậu, sẽ dễ bị mắc bệnh. Nhiệt độ cơ thể con người luôn duy trì ở mức độ ổn định tương đối, thường là trên dưới 37°c chút ít. Nếu thân nhiệt bị tăng cao hoặc hạ thấp, đều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của cơ thể.

Cơ thể con người bằng cách nào lại có thể duy trì thân nhiệt ổn định bình thường?

Thứ nhất là dựa vào tự điều chỉnh bên trong cơ thể. Ví như huyết quản dưới da giãn ra hay co lại, hoặc ra mồ hôi nhiều haỵ ít... đều có thể điều tiết sự tản nhiệt của cơ thể giúp duy trì thân nhiệt con người. Thứ hai là dựa vào sự "che chở" của quần áo mặc trên người, gặp khi trời nóng, mặc ít và mỏng, như vậy thuận tiện cho việc thoát nhiệt của cơ thể, chống bức xạ mặt trời. Nếu thời tiết lại lạnh, ta mặc thêm quần áo dày, ngăn giữ cho nhiệt lượng trong cơ thể không bị mất đi quá nhiều.

Đông qua xuân tới, thời tiết mặc dù đã ấm áp hơn lên, nhưng khí hậu vẫn thường xuyên thay đổi, lúc ấm, lúc lạnh. Trong ngày lúc mặt trời ló ra khỏi những đám mây lại thêm những cơn gió ấm áp thổi tới, không khí nóng hẳn lên nhưng cũng có thể ngay sau đó mây mưa ập xuống, gió lạnh, mưa phùn, không khí lại lạnh hẳn. Do thói quen mặc nhiều quần áo trong mùa đông, đến mùa xuân nếu trút bỏ đi nhiều quần áo thì sẽ không thể thích ứng với sự thay đổi của thời tiết được, dễ bị cảm lạnh và ốm. Bởi vậy khi bước vào tiết đầu xuân mọi người được khuyên nên giữ ấm thêm một thời gian nữa, trút bỏ từ từ quần áo sẽ tốt hơn.

Mùa hạ qua đi, mùa thu mới sang đó cũng là giai đoạn quá độ, chuyển từ nóng sang rét. Thời tiết đã trở lạnh, mặc dù vậy nhưng còn có cả một quá trình chuyển biến. Có người vừa mới sang thu đã vội vàng mặc rất nhiều quần áo, thậm chí cả áo bông rất dày. Cách làm đó rất không tốt. Mặc áo ấm quá sớm sẽ  làm cho cơ thể không tiếp xúc, rèn luyện để thích ứng với môi trường không khí lạnh mới, làm cho khả năng chống rét của cơ thể rất yếu, không lợi cho chức năng điều tiết của tự bản thân cơ thể con người. Kết quà là "ngày đông chí đến Đại hàn" giá rét thực là ghê, mũi và khí quản đêm ngày liên tục bị không khí lạnh xâm nhập qua lại, huyết quản bên trong mũi và khí quản không chịu đựng được phải co lại không sưởi ấm được không khí trước khi vào phổi. Lưu lượng của máu giảm đi ở các bộ phận đó. Lúc này khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, các khuẩn bệnh nấp ở mũi, khí quản, họng,...sẽ nhân cơ hội đó mà "tấn công" làm cho con người bị ho hen, hát hơi, chảy nước mũi, cảm sốt, "trúng gió". Vậy nên khi trời thu mới chớm lạnh ta cũng nên để cơ thể "chịu rét" một chút, quần áo mặc cũng tăng lên từ từ.

Câu nói thường ngày "đông che hè mở..." có mang một ý nghĩa khoa học nhất định.

Tuy nhiên điều gì cũng phải căn cứ vào thực tế. Nếu vào đầu xuân mà tiết trời lại khá nóng ta vẫn còn mang "lù lù" chiếc áo ấm, hoặc khi gặp tiết thu trời đã tương đối lạnh, ta vẫn "phong phanh" tấm áo mỏng cũng có khi còn mang bệnh. Nghĩa là phải căn cứ vào sự thay đổi thời tiết và tình hình sức khỏe để tự rèn luyện cơ thể và mặc quần áo phù hợp.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác