Mùa hè làm ngay món nộm rau muống lạ miệng lại không hề ngán

5/16/2018 9:13:48 AM
Rau muống là loại rau rau ăn quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt. Ngoài ra rau muống còn có nhiều tác dụng tốt như chữa khó tiêu, trị vàng da, giảm cholesterol, táo bón, thiếu máu, phòng chống bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch.

 

Rau muống là loại rau rau ăn quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt. Ngoài ra rau muống còn có nhiều tác dụng tốt như chữa khó tiêu, trị vàng da, giảm cholesterol, táo bón, thiếu máu, phòng chống bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch. Ngoài cách luộc hay xào thông thường bạn thử làm món nộm rau muống vừa ngon, mát lại còn giảm nhiệt mùa hè nữa.

Nguyên liệu:

- 1 bó rau muống

- 1 thìa muối

- Ớt tươi vài trái

- Lạc, mè (vừng) rang

- 1 thìa canh nước mắm ngon

- 2 quả chanh

- Đường, nước lọc, tỏi, rau kinh giới (nếu thích)

Cách làm:

Bước 1: Rau muống nhặt sạch và bỏ bớt lá, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Đun sôi một nồi nước với 1 thìa muối. Cho rau vào luộc chín tới dưới mức lửa lớn nhất và đảo nhanh tay nhiều lần để rau được xanh và chín đều. Muốn rau giòn thì luộc chín rồi ngâm rau 5-7 phút với nước lọc đá.

Bước 3: Ớt tươi vài trái , thái sợi. Lạc rang có thể giã nhỏ hoặc để tuỳ thích. Mè (vừng) rang chín 1 thìa.

Bước 4: Hỗn hợp nước dùng nộm rau gồm: 1 thìa canh nước mắm, đường, nước lọc và nước cốt 2 quả chanh. Có thể giã hoặc bằm thêm vài nhánh tỏi nếu thích.

Bước 5: Cho rau vào âu đổ hỗn hợp nước nộm sau đó trộn đều. Cho lạc rang, ớt thái sợi, mè, rau kinh giới (nếu thích) vào trộn đều để rau thấm.

Thành phẩm:

Nộm rau muống sau khi trộn xong có vị giòn giòn thanh mát vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. 

Lưu ý: 

Món nộm rau muống là món chống ngán hiệu quả vào mùa hè. Nếu như chưa ăn ngay bạn không nên trộn lạc vào nộm tránh bị ỉu.

Hướng dẫn cách chọn rau an toàn:

Người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.

Rau được trồng ở các nơi có nguồn nước bẩn hay nhiều chất hữu cơ như kênh rạch, nguồn nước thải từ nhà máy... thường có màu xanh đậm hơn, cọng rau và lá to bất thường, khi rau tươi bẻ thường rất giòn…

Trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước sạch khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác