Mồ hôi: Thành phần nào được bài tiết ra ngoài theo tuyến mồ hôi

11/15/2018 8:46:07 AM
Những ngày trời nóng bức, nhiệt độ không khí thường trên 30°C, có lúc lên đến 35°c hoặc hơn. Trong điều kiện như vậy, ra mồ hôi đã trở thành phương thức tản nhiệt duy nhất hoặc chủ yếu của cơ thể con người. Vì thế ra mồ hôi trong những ngày hè nóng bức thường rất nhiều.

 

Vai trò của mồ hôi đối với sức khỏe, cơ thể

Trưa hè nóng, bạn đang bị toát mồ hôi đầm đìa. Nếu bạn được vào một căn phòng có máy lạnh bạn sẽ rất thú vị, cảm thấy vô cùng mát mẻ, phút chốc mồ hôi sẽ ngừng chảy. Hoặc dù là mùa đông lạnh giá, nếu có dịp bạn đến gần bên lò luyện nóng, rất khó chịu, không bao lâu, mồ hôi sẽ toát ra thành giọt, dù trước đó không có lấy một tí ti mồ hôi nào. Ta dễ dàng thấy đối với cơ thể con người, nhiệt độ và mồ hôi có liên quan như hình với bóng không thể tách rời. Nhiệt chính là điều kiện sản sinh ra mồ hôi, còn mồ hôi lại là kết quả của yếu tố nhiệt.

Cách thức tản nhiệt của cơ thể

Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt), luôn duy trì ở khoảng 37°C, do sự khống chế của trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể của hệ thần kinh trung ương, là nguyên nhân chủ yếu buộc cơ thể "tìm cách" sinh thêm hoặc tản bớt nhiệt để duy trì thân nhiệt, chính là duy trì sự cân bằng nền tảng cho mọi hoạt động vật chất trong cơ thể. Thông qua quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra năng lượng, một phần được chuyển hóa thành các hoạt động của con người, một phần duy trì thân nhiệt dưới hình thức tỏa nhiệt. Do đó con người duy trì được thân nhiệt ổn định.

Sự tỏa nhiệt của cơ thể - bị tản nhiệt ra môi trường chủ yếu qua da - khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của da. Nhiệt được truyền ra bằng đối lưu, truyền dẫn và bức xạ. Khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ da, thì cách ra mồ hôi là phương thức điều chỉnh nhiệt tốt nhất. Thực tiễn chứng minh: khi nhiệt độ không khí dưới 28°C, con người không dễ bị ra mồ hôi. Khi nhiệt độ không khí lên đến mức gần bằng nhiệt độ bề mặt da (33°C) thì việc ra mồ hôi là chuyện đương nhiên. Cứ mỗi mililit mồ hôi bốc hơi trên mặt da sẽ mang đi theo 2428 jun nhiệt lượng.

Những thành phần nào được đưa ra ngoài theo tuyến mồ hôi

Những ngày trời nóng bức, nhiệt độ không khí thường trên 30°C, có lúc lên đến 35°c hoặc hơn. Trong điều kiện như vậy, ra mồ hôi đã trở thành phương thức tản nhiệt duy nhất hoặc chủ yếu của cơ thể con người. Vì thế ra mồ hôi trong những ngày hè nóng bức thường rất nhiều.

Mồ hồi là một loại dịch thế lỏng, do tuyến mồ hôi bài tiết ra, trong đó thành phần nước chiếm 98 - 99%, các thành phần muối natri, muối kali, lưu huỳnh, urê chiếm 1 - 2%. Ngoài yếu tố nhiệt - nguyên nhân chủ yếu kích thích bài tiết của các tuyến mồ hôi - những trạng thái hồi hộp tinh thần, uống nhiều nước, rượu bia, ... làm cơ thể hoạt động nhiều lên cũng là những kích thích cơ thể làm tuyến mồ hôi hoạt động, bài tiết ra mồ hôi.

Ý nghĩa chủ yếu của hoạt động ở tuyến mồ hôi là làm điều hòa thân nhiệt. Mặt khác có tác dụng bài tiết các chất thải (giống như hình thúc bài tiết nước tiểu). Khi lượng mồ hôi ra quá nhanh, chảy thành từng giọt bị rơi xuống hoặc bị lau khô ngay, tác dụng tản nhiệt không lớn lắm. Chỉ có những giọt còn đọng trên mặt da bị bốc hơi mới có tác dụng tản nhiệt lớn.

Cần bổ sung gì khi mồ hôi ra nhiều

Gặp khi nóng nực, mồ hôi ra nhiều, cơ thể mất đi nhiều và khá nhanh một lượng nước, cùng với thành phần muối sẽ có thể xuất hiện hiện tượng thiếu nước, thiếu muối, dẫn đến các triệu chứng: ăn không ngon miệng, tiêu hóa không tốt, mệt mỏi, ... Hiện tượng này thường gặp ở nhưng công nhân làm việc nơi có nhiệt độ cao. Khi đó, người ta phải có biện pháp bổ sung một cách thích hợp lượng nước và thành phần muối đã mất. Ta thường gặp trường hợp các nhà máy, công trường cung cấp cho công hân làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, một lượng nước có pha thêm muối ăn, chính là để làm giảm đi những nóng nực và kịp thời hoàn lại lượng nước. muối đã bị thoát ra và bốc hơi trên bề mặt của da.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác