Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm amidan

10/23/2024 1:24:00 PM
Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục.

 

Viêm amidan là một trong những bệnh về hô hấp khá nhiều người mắc phải trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục.

Khi bị viêm amindan khiến cơ thể gặp các triệu chứng khó chịu bao gồm: khô ở cổ họng, hơi thở có mùi hôi, vướng họng, nuốt đồ ăn khó khăn, ngủ ngáy, xuất huyết, có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan ngay hốc miệng và vòm miệng, có thể xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sốt, đau đầu,…

Để giảm các triệu chứng viêm amidan, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại xự xâm nhập của virus, vi khuẩn, giảm viêm trong thực đơn của người mắc nên bổ sung thực phẩm nào, kiêng những thực phẩm nào?

Những thực phẩm tốt cho người bị viêm amidan

Thức ăn mềm

Trong chế độ ăn của người bệnh viêm amidan nên ăn ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, soup gà, soup bò, soup thịt lợn, soup rau củ, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu, cháo thịt bò, cháo tim, cháo rau củ,… Những loại thức ăn này giúp cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, giảm sưng tấy, đau rát ở vùng viêm, tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhanh chóng, cơ thể nhanh hồi phục.

Thực phẩm giàu vitamin C

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn của người bị viêm amidan giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm viêm, chống lại vi khuẩn, virus gây viêm amidan. Các thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung gồm có khế, ớt chuông, cà rốt, ổi, bưởi, bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, cam, quýt,…

Bổ sung thực phẩm có tính kháng viêm

Khi bị viêm amidan khiến nhiều người gặp tình trạng khô ở cổ họng, nuốt đồ ăn khó khăn, sưng, viêm, đau rát tại vùng họng. Ngoài việc sử dụng thuốc uống theo chỉ định cũng cần bổ sung thực phẩm có tính chống viêm như nghệ, tỏi, gừng. Có thể kết hợp các thực phẩm này theo nhiều cách như: pha nước uống, chế biến chung với các nguyên liệu khác,…

Các loại rau xanh

Bổ sung các loại thực phẩm như rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan,…Các loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B6, vitamin K, vitamin B12, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà còn giàu dưỡng chất, vitamin nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, chống lại vi khuẩn, phục hồi tổn thương tại vùng họng, cân bằng điện giải, giảm sự mệt mỏi.

Các thực phẩm giàu đạm

Người mắc viêm amidan nên bổ sung thêm đạm để cơ thể nhanh phục hồi, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm amidan và chứa nhiều đạm như ức gà, súp lơ, khoai lang, chuối, tôm, trứng, thịt bò, cá hồi, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng, đậu đen, hạnh nhân, sữa và các chế phẩm từ sữa, cá ngừ,…

Thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp cơ thể cải thiện chức năng đề kháng thông qua việc thúc đẩy sản sinh tế bào lympho từ đó hỗ trợ ức chế các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản. Do vậy nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như hạt bí, hàu, thịt bò, hạt điều, óc chó, rong biển, hạt kiều mạch, gan động vật,…

Bổ sung nước

Nên bổ sung đủ nước, nên uống 8 cốc nước (tương đương khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần, giảm triệu chứng nóng sốt, khô miệng, loãng đờm, cân bằng điện giải. Người bệnh amidan có thể uống thêm nước ép, nước sinh tố từ các loại rau củ hoặc nước dùng để làm giảm tình trạng khô, đau rát họng

Bị viêm amidan nên kiêng thực phẩm gì

Tránh tình trạng viêm amidan tiến triển nặng hơn cần kiêng các loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm cứng, khó nhai

Khi bị viêm amidan tuyệt đối không nên ăn thực phẩm cứng, khó nhai, thực phẩm khô vì khi nuốt sẽ khiến cho tình trạng đau rát trở nên trầm trọng hơn, chảy máu.

Cà phê, rượu bia

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống có tính lợi tiểu, gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào từ đó khiến cho dịch nhầy ở họng trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài.

Đồ chiên rán, dầu mỡ

Các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào… sẽ gây kích ứng cổ họng, khiến các triệu chứng lâu hồi phục, các vi khuẩn trong hốc amidan phát triển

Đồ cay nóng

Khi ăn đồ cay nóng, cổ họng của người mắc viêm amidan dễ bị kích ứng, sưng đỏ, đau rát và nóng bên trong. Do vậy, trong giai đoạn bị viêm amidan nên hạn chế những gia vị như tỏi, ớt, sa tế,…

Thực phẩm có vị chua

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có vị chua như đồ muối chua, chanh, quất, me, cóc, xoài xanh, quất, bưởi chua… vì chúng thường chứa hàm lượng acid cao, khiến niêm mạc vùng amidan bị kích thích từ đó làm nặng thêm các triệu chứng đau, ngứa rát.

Đồ ăn lạnh

Tuyệt đối không dùng đồ ăn, thức uống lạnh như ăn kem hay uống nước đá bởi sẽ khiến tình trạng viêm, sưng amidan trở nên dai dẳng, trở nặng hơn

Thực phẩm nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh nướng, kẹo, soda, mứt trái cây, siro, bánh pudding, khoai tây chiên, hoa quả sấy,… có thể làm gia tăng tình trạng viêm ở khu vực amidan.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang

Chế độ ăn cho người bệnh viêm phổi nhanh khỏi

Bệnh viêm Amidan, Tai mũi họng

Bệnh nhiễm khuẩn: áp xe họng hàm, viêm tuyến mang tai

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác