Chế độ ăn rất tốt cho người bị viêm thanh quản

10/22/2024 8:09:00 AM
Viêm thanh quản gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, khàn tiếng, khót nuốt, ho dai dẳng gây ảnh hưởng sức khỏe. Để cải thiện triệu chứng khó chịu, giảm viêm trong chế độ ăn nên ăn, kiêng ăn những thực phẩm sau.

 

Viêm thanh quản gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, khàn tiếng, khót nuốt, ho dai dẳng gây ảnh hưởng sức khỏe. Để cải thiện triệu chứng khó chịu, giảm viêm trong chế độ ăn nên ăn, kiêng ăn những thực phẩm sau.

Giúp giảm kích thích, tổn thương vùng cổ họng người bị viêm thanh quản cần có chế độ ăn uống hợp lý cân bằng giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu như ho dai dẳng, tình trạng khô, ngứa, đau rát cổ họng, khàn tiếng, khó nuốt…, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Những thực phẩm người bệnh viêm thanh quản nên ăn

Thức ăn mềm, cháo soup

Trong chế độ ăn của người bệnh viêm thanh quản nên ăn ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, soup gà, soup rau củ, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu, cháo thịt bò, cháo tim, cháo rau củ,… Những loại thức ăn này giúp cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, giảm đau vùng cổ họng từ đó tăng cường sức đề kháng, giảm viêm nhanh chóng, cơ thể nhanh hồi phục, các triệu chứng viêm phế quản giảm.

Bổ sung trái cây, rau xanh

Trong chế độ ăn của người bị viêm thanh quản nên bổ sung các loại thực phẩm như bí đỏ, rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,… Các loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin C, vitamin E, vitamin B6, vitamin K, vitamin B12, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà còn giàu dưỡng chất, vitamin nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, chống lại vi khuẩn, virus cúm,…giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Uống nhiều nước

Người bị viêm thanh quản nên bổ sung đủ nước, nên uống8 cốc nước (tương đương khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. Ngoài bổ sung nước lọc, người bệnh có thể uống thêm nước ép, nước sinh tố từ các loại rau củ hoặc nước dùng để làm giảm tình trạng khô, đau rát họng thanh quản.

Sữa, các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa (loại ít béo) rất tốt cho người bệnh viêm thanh quản giúp bổ sung protein, vitamin D, canxi cùng nhiều khoáng chất khác nên rất có lợi cho sự phục hồi của cơ thể. Người bệnh cũng nên dùng sữa chua hoặc sữa chua không đường bởi chúng chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn, giảm tình trạng trào ngược dạ dày lên vùng họng thanh quản.

Mật ong

Có thể dùng mật ong pha với nước ấm, nước mật ong gừng để uống hàng ngày hoặc sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Mật ong có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích ở họng, giảm ho, kháng khuẩn, chống viêm.

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ nên có tác dụng làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự phát triển của virus, vi khuẩn. Có thể sử dụng gừng bằng cách lấy gừng tươi gọt vỏ, giã nát, cho vào nước sôi để uống mỗi sáng, hoặc pha trà gừng mật ong, uống khi còn ấm giúp giảm đau rát họng, giảm khô ngứa họng, giảm ho hiệu quả.

Những thực phẩm người bệnh viêm thanh quản nên kiêng ăn

Thực phẩm cay, chua, nóng

Đồ ăn cay, nóng như ớt, tiêu, mù tạt, cà ri, nước sốt nóng, nhiều acid… có thể gây kích ứng cổ họng, ảnh hưởng dạ dày, khiến triệu chứng viêm thanh quản trở nên trầm trọng hơn.

Chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, chất thực phẩm,…. cần hạn chế ăn. Bởi khi ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ khiến cho chứng viêm thanh quản trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều mì chính, phẩm màu, thức ăn được chế biến sẵn,…

Thực phẩm gây dị ứng

 Người bị viêm dây thanh quản nên cẩn thận với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng khi ăn. Bởi khi ăn các thực phẩm gây dị ứng có thể khiến triệu chứng viêm thanh quản trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể khiến có thể bị phù nề thanh môn, gây khó thở, sốc phản vệ.

Thức ăn có nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào… sẽ gây kích ứng cổ họng, khiến các triệu chứng lâu hồi phục. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều chất béo gây hại và nhiều calo, gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan khác của cơ thể.

Cà phê, rượu bia

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống có tính lợi tiểu, gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào từ đó khiến cho dịch nhầy ở họng trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài. Do đó, người bệnh viêm thanh quản nên tránh hoặc hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn.

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản khi thời tiết thay đổi hay tránh các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn chúng ta cần giữ ấm cổ họng, uống nước ấm, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm gây đau rát cho cổ họng, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn rất tốt cho người bệnh hen suyễn

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm phế quản nhanh chóng hồi phục

Viêm thanh quản: các loại viêm, chẩn đoán, điều trị

Khó thở thanh quản, chỉ định mở khí quản: Kỹ thuật, tai biến

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác