Kinh nghiệm phá bẫy trong các bài thi trắc nghiệm

7/31/2021 4:02:00 PM
Những bài kiểm tra trắc nghiệm thường sẽ có xuất hiện khá nhiều bẫy nên nhiều học sinh không chú ý thường trả lời sai khiến câu hỏi đó bị mất điểm. Để đạt điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm hãy nhớ những điều dưới đây.

 

Kinh nghiệm phá bẫy trong các bài thi trắc nghiệm

Những bài kiểm tra trắc nghiệm thường sẽ có xuất hiện khá nhiều bẫy nên nhiều học sinh không chú ý thường trả lời sai khiến câu hỏi đó bị mất điểm. Để đạt điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm hãy nhớ những điều dưới đây.

Đối với học sinh, hình thức thi trắc nghiệm hay kiểm tra trắc nghiệm khá quen thuộc. Hình thức thi trắc nghiệm là phương pháp mà giáo viên dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của học sinh qua các câu hỏi đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C để đánh giá. Nhưng trong các bài thi trắc nghiệm bên cạnh những câu yêu cầu tính toán, suy luận, ghi nhớ các kiến thức đã học có khá nhiều câu bẫy học sinh để đánh giá được năng lực của học sinh, chỉ cần mắc một chút sơ sẩy cũng rất có thể bị đánh lừa.

Bí quyết tìm bẫy trong các đề thi trắc nghiệm

Trả lời câu đơn giản trước

Sau khi đọc kỹ một lượt bài thi trắc nghiệm hãy đánh dấu những câu đơn giản trước, những câu mà minh đã biết rõ đáp án đúng. Việc làm câu dễ trước, câu khó để làm sau, từ đó có thể giúp bạn tận dụng thời gian làm bài tới mức tối ưu nhất, có thời gian suy luận, tìm ra lời giải của những bài khó hơn cần nhiều thời gian hơn.

Các bài thi trắc nghiệm sẽ có câu khó, câu dễ nên khi bắt đầu làm bài thi trắc nghiệm để đạt được điểm cao các bạn cần xác định trước câu nào dễ, câu nào khó để giải quyết nhanh chóng hơn. Nên đọc kỹ đề thi để tìm ra được cách trả lời câu đúng nhất mà không dính bẫy khi làm bài, hãy rèn luyện cho mình khả năng nhìn câu hỏi nhanh và bao quát câu hỏi tốt hơn.

Giữ quy tắc 1,5 phút cho một câu trả lời của bài thi trắc nghiệm

Những bài thi trắc nghiệm với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút làm bài, trung bình các bạn học sinh nên dành mỗi câu hỏi trắc nghệm khoảng 1,5 phút. Nếu qua 1,5 phút mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ. Việc tập trung quá nhiều trong một câu hỏi khó có thể làm mất rất nhiều thời gian làm bài. Đối với một bài kiểm tra chắc nghiệm khi kiểm tra online không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án, dựa vào những đáp án giáo viên sẽ cho kết quả bài thi của bạn

Kinh nghiệm phá bẫy trong các bài thi trắc nghiệm

Sử dụng phương pháp phỏng đoán và loại trừ

Trường hợp trong lúc bài bài kiểm tra thi trắc nghiệm, bạn không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Thông thường, đối với bài kiểm tra trắc nghiệm, bài thi trắc nghiệm mỗi một câu hỏi hỏi thường có 4 đáp án A, B,C, D. Các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" của mình cộng thêm chút may mắn. Hay như thay vì đì tìm đáp án đúng, các bạn học sinh hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn.

Phương pháp phỏng đoán, loại trừ khi làm bài kiểm tra ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài, những kiến thức mà mình ghi nhớ được. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp).

Loại bỏ những đáp án đó khi làm bài kiểm tra đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán. Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm online.

Không bỏ qua bất cứ câu nào

Khác với những bài thi tự luận, đối với một bài kiểm tra trắc nghiệm online, học sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Bởi mỗi một câu hỏi đều có điểm và không bị trừ điểm nếu học sinh trả lời sai, khoang tròn câu trả lời sai. Do đó, khi kiểm tra online hãy nhớ để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

Kiểm tra lại bài làm

Khi làm bài bạn đừng quên kiểm tra lại bài làm, bởi trong quá trình tính toán của bạn cũng rất dễ xuất hiện những sai sót ngoài ý muốn, thậm chí là ở những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng của bài thi, thay vì tập trung để giải một bài khó, câu hỏi khó không hi vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm để đạt được điểm tuyệt đối, nắm chắc số điểm của mình

Tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi thi trắc nghiệm

Cũng như khi bạn đọc bài văn nào đó, từ chìa khóa hay còn gọi là “key word” trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn đề.

Mỗi khi bạn đọc câu hỏi trắc nghiệm xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu, câu hỏi đó về vấn đề chính là gì, liên quan điều gì. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đây là cách để bạn giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

Trả lời trước, tìm đáp án sau

Sau khi đọc xong câu hỏi trắc nghiệm hãy tự mình trả lời, tìm đáp án, cách giải của mình, rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Bởi nếu sau khi đọc xong câu hỏi bạn liền nhìn các đáp án thì có thể khiến bạn bị rối dẫn đến tô nhầm đáp án.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm online hiệu quả, đạt kết quả cao

+ Bật mí kinh nghiệm làm bài tập online hiệu quả

Bí quyết giúp con học trực tuyến hiệu quả

Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối

Kỹ năng giúp học sinh vượt qua stress trong thời Covid-19

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác