Kinh nghiệm chăm sóc tắc kè sinh sản
Mùa sinh sản của tắc kè:
Đối với tắc kè mùa sinh sản của tắc kè kéo dài từ tháng 3-9 âm lịch sau đó tắc kè sẽ bước thời ký tích mỡ và ngủ đông. Tắc kè sẽ thức dậy vào tháng 2 âm lịch, trong khoảng thời gian từ tháng 2-3 âm lịch người nuôi cần chú ý bổ sung thức ăn đầy đủ để tắc kè tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị bước vào mùa sinh sản mới.
Tắc kè đẻ trứng hay đẻ con:
Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5 – 8. Mỗi năm đẻ một lứa 2 trứng, có rất ít đẻ 2 lứa 3 – 4 trứng. Trứng có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 – 25 mm và được gắn ở vách hang chúng sống. Trứng phát triển 94 – 97 ngày thì nở, con non mới nở có thân dài 52 – 59 mm, đuôi dài 43 – 52 mm, nặng 3,4 – 4,5 g.
Trứng nở sau khoảng 3 tháng. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.
Chuồng nuôi tắc kè sinh sản:
Chuồng nuôi nên phân làm 2 khu vực thứ nhất là khu vực trong nhà để tắc kè sinh hoạt và khu vực này thường tối và ấm, 2 là khu vực sân chơi ở ngoài trời để tắc kè có thể tự do ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng.
Người nuôi tạo chuồng nuôi càng giống với tự nhiên thì tắc kè sẽ cảm thấy thoải mái, tự do sức sinh sản càng cao.
Đối với những người nuôi kiểu mô hình trang trạng thì mỗi một chuồng nuôi cứ 1m2 sẽ thả khoảng 30-40 con tắc kè, diện tích sân chơi bên ngoài cho tắc kè đủ cho 50-60 con.
Làm ổ đẻ trứng cho tắc kè tận dụng những ống tre, lứa hay ống nhựa xếp chồng lên nhau 1 bên trên che phủ 1 tấm chăn bông để che nắng và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho tắc kè sinh sản.
Bố trí các cành cây trong chuồng để tắc kè tự leo trèo nên cách xa tường rào 10 cm để tránh tắc kè đẻ trứng và tường, bị các con khác dẫm đạp.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ dao động từ 20-30 độ C trong chuồng nuôi tắc kè mùa sinh sản là tốt nhất. Vào mùa đông đông có thể là 20 độ C, mùa hè có thể lên tới 30 độ C.
Tị lệ ghép đôi đực cái
Tắc kè sau 12 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn sinh sản, từ lúc 10 tháng tuổi nên chú ý đến tị lệ đực - cái. Nên ghép theo tị lệ 1 con đực 4 con cái (tỉ lệ 1:4). Định kỳ 2 năm 1 lần người nuôi nên đảo hoặc thay toàn bộ tắc kè đực trong chuồng, sau 10 năm khai thác nên loại thải tắc kè bố mẹ.
Tiêu chuẩn chọn giống tắc kè sinh sản
Tắc kè loại I có chiều dài thân đo từ mõm đến lỗ huyệt từ 14 cm trở lên (đo phía bụng). Tắc kè loại II có chiều dài từ 11,5 cm đến 13,5 cm. Khi nuôi cần chọn tắc kè loại I.
Tắc kè đực kêu thành tiếng, còn tắc kè cái không biết kêu. Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10 – 12 lần. Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tìm tới.
Thức ăn cho tắc kè thời kỳ sinh sản:
Trong tự nhiên, thức ăn chủ yếu của tắc kè là côn trùng và những động vật nhỏ. Thức ăn chính của tắc kè chủ yếu là dế mèn, gián, châu chấu, trùn quế, sâu, mối, nhện,… Không cho tắc kè ăn những thức ăn như gián, bọ xít,...
Để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, sinh sản tốt đồng thời tạo sự hấp dẫn cho bữa ăn của tắc kè hoa, bạn nên tạo sự đa dạng cho bữa ăn hàng ngày. Có thể tự sáng tạo thức ăn cho chúng bằng những thứ đồ ăn sẵn hàng ngày của con người
Không cho ăn côn trùng như Gián, bọ xít, bươm bướm..vv đánh bắt ngoài thiên nhiên vì đa số côn trùng thiên nhiên không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ nhiễm sán lải rất cao vì một số loài côn trùng khi ký chủ trứng của nó trên loài khác và luôn ký chủ theo các nang trứng sán, nang trứng larvae sán.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.