Hướng dẫn chăm sóc và tập phục hồi sau phẩu thuật tái tạo dây chằng Mác - Sên trước cổ chân
1. Những điều cần biết ngày thứ 0-4 sau mổ: (tuần 1)
- Nẹp bột ngắn (tư thế cổ chân trung tính thả lỏng) trong 10 ngày, sau đó chuyển sang nẹp vải có thanh bảo vệ.
- Đi với 2 nạng không chống chân đau
- Chườm lạnh 15-20 phút / 3-4lần trong ngày, quan trọng trong 72 giờ đầu
- Kê chân cao với gối mềm 15-20 cm, tránh phù nề, trong 10 ngày đầu
- Nghĩ ngơi hạn chế đứng, đi lại nhiều
- Tập cử động nhẹ các ngón chân,
- Có thể có cảm giác tê chân trong vòng 12-24 giờ sau mổ, do nhánh thần kinh mác nông bị tổn thương nằm cạnh vết mổ.
- Thay băng vết mổ hàng ngày cắt chỉ sau 10-15 ngày
- Siêu âm trị liệu chống sưng nề. (hình)
- Thức ăn dễ tiêu(cháo, sữa, …) , tránh chất gây dị ứng
2. 4-7 ngày:
- Chăm sóc, tập giống như trên
- Gồng nhẹ cổ chân trong nẹp
- Khi sưng, đau đã giảm nhiều, đi 2 nạng chạm nhẹ đầu ngón chân xuống đất, và cổ chân ở vị trí trung tính (90 độ)
- Chống chân đau khi ngồi – đứng khi đau cho phép
3. Tuần 2-3
- Cắt chỉ, day sẹo
- Tập cảm giác thăng bằng (ván thăng bằng ngồi)
- Tập mạnh các bộ phận khác của cơ thể
- Nâng, dạng, khép đùi, đá tạ đứng(hình)
- Kích thích điện chống teo cơ, siêu âm trị liệu chống sưng và làm mềm sẹo.
4. Tuần thứ 4-5 :
- Bỏ nạng
- Tiếp tục mang nẹp cho đến 6-8 tuần
- Chống chân đau xuống đất
- Tập gồng mạnh cơ mác, cơ bụng chân (gồng cổ chân)
- Tập nhẹ nhàng tầm vận động khớp cổ chân, (gập, duỗi thụ động- chủ động, bỏ nẹp ra khi tập)
- Kéo dãn nhẹ nhàng gân gót
- Tránh bẻ trong (khép), lật xấp bàn chân đến tuần thứ 6.
- Đứng đá tạ 4 hướng
- Tập dưới nước đi , đạp chân,nhảy,viết chử cái.
5. Tuần thứ 6-7
Bắt đầu tập thăng bằng- nâng cao
- Dáng đi uyển chuyển mềm mại
- Đứng 1 chân giữ thăng bằng mở - nhắm mắt (15-30s) 20 lần x2.
- Đứng 1 chân 2 tay bắt bóng
- Đứng 2-1 chân trên ván thăng bằng mở - nhắm mắt
- Tập vừa đi vừa ném, bắt banh
- Nhảy 2 chân sang phải –trái, trước – sau (bước nhỏ và thấp)
- Chạy bộ nhẹ bước nhỏ- chạy bậc thang
- Phục hồi hoàn thiện chức năng cơ mác
- Đạp xe tại chổ ½ vòng chậm nhẹ, (20 phút 2-3 lần)
Tuần thứ 6-7(TT)
- Tập mạnh cổ chân với dây thun kháng lực
- bơi lội
6. Tuần 8 trở đi
- (1)Đạt được trên :
o 95% tầm hoạt động khớp
o 95% linh hoạt
o 85% sức mạnh cơ bắp
o 75% sức chịu đựng cơ bắp
o 90% thăng bằng
- Tập mạnh, sức bền nhóm cơ đùi và cơ cẳng chân(đá, móc tạ)
- Chạy tại chổ cao chân, chậm- nhanh
- Đứng nhón gót, ngón chân
- Nhảy 2 chân theo đường zic-zac
- Chạy biến tốc, số 8, vòng tròn,chéo chân, zic-zac
- Nhún bật
- Tập bước, chạy ,nhảy, nhún cổ chân trên bậc thang
- Thực hiện các kỹ năng trên nhuần nhuyễn, vận động viên luyện tập thêm các bài tập chuyên môn của mình, và tiến tới tập đối kháng , tranh chấp.
- (2)Trở lại chơi thể thao nếu gân cơ mác phục hồi bình thường.
- Khởi động kỹ các bài tập kéo dãn, chườm đá sau chơi thể thao.
- Trung bình chơi thể thao lại sau 4-5 tháng.
- Tiêu chuẩn (1) và(2)
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Bs. Trương Công Dũng)
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?