Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rết cắn đúng cách
Khi bị rết cắn nọc độc của chúng gây tình trạng đau, ngứa, nhức đầu, buồn nôn,… Để tránh nguy hiểm cho sức khỏe khi bị rết cắn hãy tiến hành các bước sơ cứu dưới đây.
Vào mùa hè nắng nóng mưa nhiều tạo điều kiện rết sinh trưởng, gây hại cho sức khỏe. Khi bị chúng cắn nếu không nhận biết, sơ cứu kịp thời đúng cách có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết khi bị rết cắn
Khi di chuyển trong các khu vực rừng, bụi cây, khu vực ẩm ướt trong nhà nếu vô tình không chú ý chúng ta rất dễ bị rết cắn. Bởi khi rết bị cảm thấy đe dọa chúng sẽ dùng các đầu nhọn của chân châm gần đầu nhất. Vết cắn sẽ trông giống như hai vết đỏ tạo thành hình chữ V trên da do vị trí của các đốt của con rết. Mặc dù hầu hết các vết cắn của rết hiếm khi nguy hiểm. Nhưng một số loài rết có nọc độc tạo ra nhiều loại độc tố bao gồm các chất như histamine, serotonin và độc tố S gây suy tim, người bệnh bị dị ứng nghiêm trọng với vết cắn của rết, gây sốc phản vệ. Khi bị rết cắn sẽ có những triệu chứng như:
+ Đau cục bộ, sưng và đỏ
+ Ngứa ran hoặc rát bỏng.
+ Chảy máu.
+ Tê và đau.
+ Xuất hiện vết đỏ trên da.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử.
+ Một số người bệnh có thể bị sốc phản vệ trong vòng vài phút sau khi bị rết cắn. Các cấp độ sốc phản vệ bao gồm:
+ Độ I: Chỉ có triệu chứng ngoài da như ngứa, mề đay, phù mạch
+ Độ II: Giai đoạn 2 xuất hiện nhiều triệu chứng hơn: thở rít, khó thở, tức ngực, ngứa, mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh, huyết áp chưa có sự thay đổi bất thường, đau bụng quặn, nôn, không có rối loạn ý thức.
+ Độ III: Đây là cấp độ người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn ý thức: khàn tiếng, thở rít thanh quản, khò khè, thở nhanh, tím tái, rối loạn nhịp, da nhợt nhạt, ẩm lạnh, huyết áp hạ, hôn mê, rối loạn cơ tròn.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rết cắn
Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết do đó để tránh nguy hiểm đến tính mạng, khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu phản vệ cần nhanh chóng xử trí theo các bước dưới đây.
Sơ cứu tại chỗ
Bước 1: Sát khuẩn tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách vệ sinh vết thương và khu vực xung quanh bằng xà phòng, nước sạch.
Bước 2: Không bôi bất cứ chất gì lên vết thương.
Bước 3: Tiến hành sát khuẩn bằng cồn y tế để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng vết cắn.
Bước 4: Chườm ấm để giảm đau tại chỗ vết thương.
Bước 5: Đưa người bị rết cắn nên đến cơ sở y tế như trạm y tế để được thăm khám, điều trị.
Điều trị toàn thân
Tại các cơ sở y tế, bệnh viện sau khi thăm khám, kiểm tra sức khỏe, vết cắn của rết các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm SAT dự phòng uốn ván, sử dụng thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc an thần, thuốc giảm đau. Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định.
Để hạn chế bị rết cắn chúng ta nên tránh đến những khu vực ẩm ướt, nơi tối tăm như tầng hầm, cống, xi măng, đường ống, rừng cây, vườn tược, gỗ mục, đá, chậu hoa, dưới nước hoặc trong các hang động cách mặt đất hàng nghìn mét. Dọn dẹp các vật dụng trong nhà như thảm, chổi, đồ gỗ cũ, vải ướt hoặc kê lên cao… nhằm tránh rết làm tổ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả
Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Các cách sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công khi tắm biển
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau