Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh ở cá rồng hay mắc phải

7/13/2020 4:14:00 PM
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người nuôi cá rồng cách phòng và điều trị một số bệnh cá rồng hay mắc phải như: bệnh xoăn mang, bệnh xù vẩy, bệnh mờ mắt,….

 

Cá rồng là một trong những loài cá cảnh có giá trị cao nên trong quá trình chăm sóc cá rồng do một vài nguyên nhân như: nguồn nước, thức ăn, yếu tố môi trường bên ngoài khiến chúng bị mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người nuôi cá rồng cách phòng và điều trị một số bệnh cá rồng hay mắc phải như: bệnh xoăn mang, bệnh xù vẩy, bệnh mờ mắt,….

Viêm đường ruột ở cá rồng

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường ruột ở cá rồng: Do vi khuẩn và ký sinh trùng từ thức ăn xâm nhập vào đường ruột cá

Triệu chứng gây bệnh viêm đường ruột ở cá rồng:

Khi bị mắc bệnh viêm đường ruột người nuôi quan sát thấy bụng của cá rồng sình to, hậu môn sưng đỏ, cá không muốn ăn. Sau khi cá bài tiết phân cá còn dính lại ở hậu môn, dạng như sợi chỉ màu trắng.

Điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá rồng

Tiến hành ngưng cung cấp cho cá rồng ăn các loại thức ăn sống, tăng nhiệt độ lên khoảng thêm 2 độ. Sau đó thay nước mới cho cá.

Tiếp đến, dùng dịch Furazolidone để ngâm cá, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút và thực hiện cho tới khi cá chuyển biến tốt. Nếu cá bị viêm đường ruột nặng có thể sử dụng thêm Gentamycin Sulphate, tiêm trực tiếp cho cá với liều lượng khuyến cáo trên bao bì hoặc theo tư vấn của các chuyên gia thủy sản

Phòng ngừa bệnh viêm đường ruột ở cá rồng

Chọn thức ăn hợp vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn phải sạch sẽ, đảm bảo độ tươi sống.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh ở cá rồng hay mắc phải

Bệnh xoăn mang (kênh mang) ở cá rồng

Nguyên nhân gây bệnh xoăn mang (kênh mang) ở cá rồng:

Trong quá trình chăm sóc do một vài nguyên nhân như: lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm do không thay nước thường xuyên, một vài vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên, bể nuôi có diện tích nhỏ không đủ tiêu chuẩn so với kích thước của cá rồng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xoăn mang (kênh mang) ở cá rồng:

+ Giai đoạn 1: Khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu cá rồng thở gấp, mang mở đóng không được êm ái, không linh hoạt.

+ Giai đoạn 2: Lớp viền mang cá mở rộng, làm lộ rõ bộ phận cấu tạo trong mang. Lâu dần lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Điều này, làm cho cá rồng trở nên khó thở, kém ăn, quan trọng hơn là cá mất đi giá trị và vẻ đẹp của cá rồng

Điều trị bệnh xoăn mang (kênh mang) ở cá rồng

+ Khi phát hiện cá bị bệnh xoăn mang (kênh mang) ở giai đoạn nhẹ người nuôi sử dụng lá bàng khô ngâm nước, rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn đó sẽ giảm đi rất nhiều. Tăng cường sủi khí, duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước.

+ Nếu cá rồng bị xoăn lớp mỏng viền mang người nuôi tiến hành cắt bỏ phần xoăn, rồi tiếp tục chăm sóc cá trong chế độ giàu oxy.

+ Tuy nhiên nếu mang cá kênh ra phần vỏ cứng thì chịu, không khắc phục được khiến cá bị giảm đi vẻ đẹp rất nhiều.

Phòng ngừa bệnh xoăn mang (kênh mang) ở cá rồng:

+ Thường xuyên thay nước trong bể nuôi

+ Chuyển cá sang bể nuôi có kích thước rộng để cá có thể sinh sống, bơi lội thoải mái. Hãy nhớ bể nuôi phải gấp 3 chiều dài cá, chiều rộng, chiều cao bằng với chiều dài của cá).

+ Xử lý thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn, dọn dẹp vệ sinh bể nuôi thường xuyên.

Bệnh xù vẩy ở cá rồng

Bệnh xù vẩy ở cá rồng thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông, thường xảy ra ở cá yếu và cá nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh xù vẩy ở cá rồng:

Bệnh xù vẩy ở cá rồng do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn không được vệ sinh thường xuyên và nước nuôi nghèo oxy.

Dấu hiệu nhận biết bệnh xù vẩy ở cá rồng:

Khi cá rồng mắc bệnh xù vẩy các hàng vẩy ở phần lưng bị kênh lên. Khi cá mắc bệnh nặng không kịp thời phát hiện điều trị thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.

Điều trị bệnh xù vây ở cá rồng:

+ Duy trì nhiệt độ nước trong bể nuôi cá rồng lên khoảng 30-31 độ C

+ Tăng cường lượng muối trong bể nuôi và bổ sung thuốc bột vàng của Nhật Bản (thuốc được bán tại các cửa hàng cá cảnh)

+ Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra ít để tránh cá bị sốc.

+ Trong những ngày đầu điều trị bệnh xù vây không cho cá ăn, những ngày sau cho ăn với số lượng ít.

+ Sau 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần

Nếu cá bị nhiễm bệnh nhẹ thì khả năng phục hồi cao nhưng nếu đã bị nặng quá thì khả năng chết cao nên người nuôi cần đặc biệt lưu tâm.

Bệnh mờ mắt ở cá rồng

Nguyên nhân gây bệnh mờ mắt ở cá rồng:

Do nguồn nước nuôi không đảm bảo, không được thay thường xuyên, lượng amôniắc và nitrat trong bể nuôi cá rồng quá nhiều khiến vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cá. Nếu không được chữa trị kịp thời cá có thể bị hỏng mắt hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết:

Khi quan sát thấy mắt của cá bị mờ đi và trở lên đục, cá thường bị va đập vào thành bể, vật trang trí trong bể nuôi do không nhìn rõ.

Điều trị:

Tiến hành tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ nước khoảng 29-32 độ.

Sử dụng tetraxilin hay metronidazone với liều lượng 500mg/50lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.

Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh ở cá rồng hay mắc phải

Bệnh ký sinh trùng bám vào thân cá rồng (trùng mỏ neo, rận cá)

Nguyên nhân: Do trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá

Dấu hiệu nhận biết:

Cá bị gầy yếu, kém ăn, xung quanh các vị trí trùng bám bị viêm và xuất huyết.

Điều trị:

Cách 1: Sử dụng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cho cá trong một giờ.

Cách 2: Dùng Dipterex 5g/100 lts nước, mỗi tuần 2 lần.

Bệnh trướng bụng ở cá rồng

Nguyên nhân gây bệnh trướng bụng ở cá rồng:

Do cá ăn quá no, thức ăn không đạt tiêu chuẩn

Dấu hiệu nhận biết:

Cá bị trướng bụng sẽ bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.

Điều trị:

Tiến hành thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.

Phòng ngừa bệnh trướng bụng ở cá rồng:

+ Cho cá ăn với lượng thức ăn vừa phải.

+ Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá.

+ Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc.

+ Nếu cho cá rồng ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết.

+ Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ

Hóc dị vật ở cá rồng

Nguyên nhân: Do cá ăn phải thức ăn quá to hoặc ăn phải các dị vật rơi vào bể nuôi như: núm cao su của máy lọc, máy sưởi, nhiệt kế, bông lọc,…

Dấu hiệu: Cá sẽ ngúc ngoắc đầu liêu tục, thở khó khăn (mồm ngáp nước, mang hô hấp mạnh).

Điều trị:

Với các dị vật nhỏ cá tiêu hóa được hoặc nôn ngược ra được thì không phải can thiệt

Nhưng với các dị vật có kích thước lớn hãy tăng cường ngay oxy cho cá, sau nửa giờ ép cá vào thành bể, nhẹ hàng dùng tay trái đỡ dưới cằm cá tay phải lùa vào mồm cá, tách hàm dưới xuống (nhớ là hàm dưới, bác nào cố kéo hàm trên- gãy, ráng chịu) để kiểm tra và móc dị vật ra cho cá.

Bệnh đốm trắng ở cá rồng:

Nguyên nhân: Do một loại vi khuẩn có tên là Ichthyophthirius spp gây nên. Cá dể bị mắc bệnh đốm trắng thường là do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nước xâú, sức đề kháng của cá yếu.

Dấu hiệu: Xuất hiện những đốm trắng trên thân, vây và đuôi. Nước trong bể nuôi có màu hơi đục và mùi tanh nồng. Khi mắc bệnh cá rồng bơi lội hay giật mình, chà xát người vào thành bể, bỏ ăn… Nếu bị nặng không được điều trị kịp thời trên vây cá có những điểm trắng như những u nang, gây ra cụt vây

Điều trị:

Tăng nhiệt độ của bể nuôi cá rồn lên khoảng 32 độ C. Thay nước liên tục với số lượng ít một, bổ sung muối hột hoặc dung sulfat đồng ngâm cá khoảng 10-15 phút…

Bệnh viêm da ở cá rồng

Nguyên nhân ở cá rồng: Do nước bị ô nhiễm nặng, khiến các vi sinh vật không có lợi sinh sôi nảy nở trong môi trường này

Dấu hiệu nhận biết:

Phần da của cá rồng có những vết loang sưng đỏ, vết loang ngày cang lớn nếu không chữa trị. Cá hay có sát vào thành bể…

Điều trị:

Thay nước trong bể nuôi để loại các yếu tô nguy cơ như vật nhọn…. sắt ra khỏi bể để tránh cá bị tổn thương thêm.

Sử dụng thuốc kháng khuẩn như Acriflavine ( 3mg/l nước), Xanh methylene, việc cho thuốc được tiến hành 3 ngày một lần. Lưu ý trước khi cho thuốc phải thay 50% nước trong bể.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác