Hiểu để uống nước đúng cách khi tập luyện thể thao
Nghiên cứu khảo sát mới đây của Loyola University Health System phát hiện có đến 36,5% người tập thể thao uống theo lượng nước định sẵn quá nhiều và 8,9% uống càng nhiều càng tốt. Gần 50% người chạy bộ uống quá nhiều nước khi tập luyện
Các chuyên gia đề nghị chỉ nên uống khoảng 200-500ml trước khi tập 30-60 phút, trong khi tập mỗi lần uống 150-200ml cách nhau 15-30 phút và uống thành từng ngụm nhỏ để tránh mất nước. Tuy nhiên nhiều người quá sợ bị mất nước đến nỗi uống quá nhiều nước khi tập luyện thể thao.
Gần 1/3 người chạy bộ (29,6%) tin tưởng sai lầm rằng họ cần thêm muối khi tập luyện. Hơn một nửa khác (57,6%) uống nhiều nước thể thao vì cho rằng có điện giải chống mất muối trong máu. Thực tế, nguyên nhân chính làm mất muối chính là uống quá nhiều nước hay nước uống thể thao. Nhiều người tập luyện còn nhận thức chưa đúng về việc uống nước là kết luận của nghiên cứu này đăng trên British Journal of Sports Medicine số tháng 6/2011.
Uống quá nhiều chất lỏng có thể gây tình trạng nguy hiểm là hạ natri máu khi tập luyện, xảy ra khi người tập chạy uống nhiều lần ngay cả khi họ không khát. Điều đó dẫn đến tình trạng pha loãng nồng độ muối trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Triệu chứng hạ natri máu là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, lẫn lộn, mất năng lượng, yếu cơ, co thắt cơ hoặc chuột rút. Nặng hơn có thể bị co giật, bất tỉnh hoặc hôn mê.
Trong thập niên 80,90 các hãng nước uống thể thao quảng cáo phải uống 1,2l mỗi giờ và đó là một sai lầm. Nhiều người vẫn còn uống bù nước liên tục để không bị mất thể trọng. Cơ thể nhẹ đi một chút sau tập là chuyện bình thường và không phải quá lo lắng miễn là được bù nước vừa đủ. Uống đúng cách để tránh tiêu thụ quá nhiều nước cũng là cách an toàn nhất để bù nước khi tập luyện.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Hiệp hội Thể thao)
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?