Góc sân cỏ: Bạn có thể đột tử vì xem bóng đá
Nếu ai là những người yêu thích bóng đá có thể hiểu được những giây phút nín thở, hồi hộp khi theo dõi theo những đường bóng quyết định ở phút 89 hoặc bù giờ. Những lo âu khiến tim đập nhanh, hơi thở gấp hơn nên có người đã đột quỵ chỉ vì... xem bóng đá.
Nghiên cứu mới nhất xuất bản trong tạp chí khoa học Canadian Cardiology cho thấy việc thưởng thức môn thể thao yêu thích của bạn từ khán đài hoặc trên truyền hình có thể còn khiến cơ thể bạn căng thẳng, mệt mỏi hơn… trực tiếp tham gia thi đấu. Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch.
Thí nghiệm trong nghiên cứu là cuộc khảo sát nhịp tim của nhiều người khi theo dõi một trận khúc côn cầu. Kết quả thật đáng kinh ngạc, có những lúc nhịp tim của người ngồi trên khán đài tăng thêm 110% so với mức trung bình, còn người ngồi xem qua ti vi cũng có lúc tăng thêm 75%.
Ngoài khúc côn cầu, sự gia tăng tương ứng có thể xảy ra với bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội có tính đối kháng như bóng đá, bóng bầu dục... Hầu như suốt trận đấu, người xem luôn trong trạng thái "căng như dây đàn", nhịp tim của họ cũng bị cuốn theo nhịp độ trận đấu.
Các nhà khoa học cũng tính đến "chỉ số niềm đam mê" của người xem, nhưng dường như nó có mối tương quan không đáng kể. Kết quả trận đấu cũng chưa hẳn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên nếu như người ta hết sức đau lòng khi đội bóng yêu thích thua thì cũng rất có thể lên một cơn đau tim trong lúc niềm vui vỡ òa vì chiến thắng, hoặc khi cầu thủ yêu thích tung cú sút quyết định.
Giáo sư Paul Khairy, Viện Tim mạch Montreal, người đứng đầu nghiên cứu khuyến cáo "Vì vậy, các bệnh nhân có nguy cơ cao cần được cảnh báo về các triệu chứng tim mạch tiềm ẩn khi họ ngồi trên hàng ghế khán giả. Đồng thời, họ cần được hướng dẫn cách tìm kiếm sự chăm sóc y tế cần thiết nếu các triệu chứng ban đầu xảy đến".
Được biết, 21 năm về trước ngành y ghi nhận sự gia tăng đột ngột các bệnh nhân bị đau tim và đột quỵ ở Hà Lan, khi đội tuyển bóng đá quốc gia của họ bị "nốc-ao" ở VCK Euro 1996. Các nghiên cứu khoa học sau đó đã phát hiện mối tương quan giữa trận cầu căng thẳng và các bệnh nhân.
Qua đó các chuyên gia khuyến cáo những người yêu mến thể thao, đặc biệt là bóng đá khi ngồi trước màn hình ti vi hãy cẩn thận với lửa nhiệt tình và đi tầm soát các bệnh lý tim mạch để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Telegraph & nld.com.vn)
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?