Giảm đau lưng khi tập thể hình: nguyên nhân, cách phòng ngừa

11/12/2020 9:58:00 AM
Đau lưng khi tập thể hình nguyên nhân do đâu? Cách xử lý tình trạng đau lưng khi tập thể hình như nào hiệu quả, biện pháp phòng ngừa đau lưng khi tập.

 

Đau lưng khi tập thể hình là một trong những tình trạng bạn dễ gặp phải trong quá trình tập luyện. Nếu không kịp thời điều chỉnh cũng như xử trí có thể khiến bạn gặp phải tình trạng chấn thương phần cơ, cột sống,…Vậy đau lưng khi tập thể hình do đâu, cách điều trị như thế nào, biện pháp phòng ngừa đau lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng khi tập thể hình

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng cho người tập thể hình, những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này gồm:

+ Do chưa quen với cường độ tập luyện, tập luyện với cường độ cao, liên tục

+ Cơ thể lâu ngày không vận động các cơ bắp không được tác động và co giãn dẫn đến tình tràn đau nhức xương khớp, đau lưng 

+ Luyện tập tư thế sai cách, không đúng kỹ thuật

+ Xoay người, cử động đột ngột cũng có thể gây đau lưng

+ Không thực hiện khởi động cơ bắp trước mỗi buổi tập

+ Tập luyện quá sức khiến bạn gặp phải tình trạng đau lưng.

+ Do từng có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, viêm khớp,…

Dấu hiệu nhận biết đau lưng khi tập thể hình

Khi bị đau lưng cơ thể bạn có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như sau:

+ Xuất hiện cảm giác ngứa rát hoặc rát

+ Đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói

+ Cơn đau lưng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng

+ Bạn gặp khó khăn trong việc cử động, nằm, đi lại.

+ Sưng viêm

+ Tùy vào nguyên nhân gây đau lưng bạn có thể bị đau lan xuống chân, hông hoặc lòng bàn chân

+ Bàn chân có thể yếu đi

Cách xử lý khi bị đau lưng khi tập thể hình

Nếu bị đau lưng trong lúc luyện tập thể hình, tốt nhất bạn nên ngưng tập và áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây

+ Xoa bóp, massage khu vực lưng bị đau:

Việc xoa bóp, massage có tác dụng giúp lưng trở nên thư giãn, thoải mái, giảm đau, các cơ ở lưng giãn ra, giải phóng được áp lực lên các đốt sống và dây thần kinh.

+ Giãn cơ lưng:

Khi bị đau lưng hãy thực hiện vài động tác giãn cơ lưng, thả lỏng cơ thể để giảm áp lực lên vùng lưng đang bị đau. Bạn hãy cúi gập nhẹ người hoặc xoay hông nhẹ nhàng để giúp vùng lưng thư giãn, giảm đau lưng.

+ Chườm nóng, chườm lạnh:

Biện pháp chườm nóng, chườm lạnh được áp dụng nhiều để giảm các cơn đau do khi tập luyện. Tùy vào biểu hiện, tình trạng của cơn đau lưng bạn có thể lựa chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh.

  • Chườm lạnh: Áp dụng biện pháp này khi đau lưng kèm theo tình trạng sưng: Bạn chỉ cần bỏ đá lạnh vào trong khăn vải mềm và áp trực tiếp lên lưng khoảng 15 phút. Nhiệt lạnh sẽ giúp giảm sưng và ức chế tình trạng đau nhức.
  • Chườm nóng: Áp dụng cho những cơn đau lưng không đi kèm những triệu chứng khác. Bạn chỉ cần cho nước nóng khoảng 70 độ C vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên vùng lưng bị đau để giảm những cơn đau nhức.

+ Đeo đai hỗ trợ:

Để giảm tình trạn đau lưng bên cạnh việc kết hợp nghỉ ngơi, chườm lạnh/chườm nóng bạn hãy sử dụng thêm đai hỗ trợ vùng thắt lưng khi ngồi dậy, đi lại vận động.

+ Dùng thuốc điều trị giảm đau lưng:

Ban có thể sử dụng các loại thuốc thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để ức chế cơn đau. Nhưng khi sử dụng các loại thuốc này bạn không nên lạm dụng và sử dụng theo liều lượng quy định ghi trên bao bì sản phẩm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Những người bị đau lưng nhẹ đến trung bình có thể tự điều trị tại nhà nhưng với những người đau lưng nặng cần được đi khám bác sĩ. Khi phát hiện những dấu hiệu sau cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để có phác đồ điều trị hiệu quả:

+ Tình trạng đau lưng không thuyên giảm

+ Cơn đau khởi phát ngay cả khi bạn tập luyện đúng kỹ thuật với cường độ vừa phải.

+ Đau nhức và kèm theo các triệu chứng như sưng viêm, nóng ran vùng lưng.

+ Không thể đi bộ, không thể di chuyển.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng đau lưng khi tập thể hình

+ Chườm đá lạnh ngay sau khi bị đau lưng để giảm đau nhức tạm thời

+ Thực hiện các bài tập theo đúng kĩ thuật của huấn luyện viên

+ Khởi động thật kỹ các cơ, khớp, xoay cúi, giãn cơ trước mỗi buổi tập

+ Thực hiện động tác đơn giản, nhẹ nhàng tập trước, các động tác khó, yêu cầu nhiều sức tập sau.

+ Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, chất xơ, vitamin C, gừng, nghệ…

+ Những người yếu cơ lưng dưới, bạn cần tập trung khởi động ở vùng lưng

+ Không tập luyện với cường độ quá mạnh và gắng sức tập trong một thời gian dài.

+ Không nên tập tạ quá nặng vượt quá khả năng của cơ thể.

+ Khi bị đau lưng, hãy ngưng tập ngay lập tức và áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ.

+ Thực hiện kỹ thuật chống đẩy đúng kỹ thuật

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?