Điều thú vị của cơ quan phát âm
Nam nữ phân biệt với nhau qua giọng nói. Bạn đã từng gặp những người trông rất thon thả, đẹp như phụ nữ vậy mà khi cất giọng lên là chúng ta có thể biết được giới tính thật sự của người đó. Thậm chí chỉ cần một tiếng ho thôi bạn cũng phân biệt được ngay.
Mọi người đều biết, âm thanh của nữ thường cao hơn nam giới. Nhưng vì sao lại thế? Câu trả lời là do giải phẫu bộ phận âm thanh của nam giới và nữ giới khác nhau.
Âm thanh của nam và nữ có sự khác biệt rõ ràng về âm sắc. Quan sát cơ quan phát âm ta thấy ở nữ thường nhỏ hơn ở nam giới. Cơ quan phát âm của người, bộ phận chính nằm ở ngay cổ họng.
Vì sao cơ quan phát âm có thể phát ra thành âm thanh
Nó cũng giống như cấu tạo của loại nhạc cụ thổi hơi hình ống như các loại kèn trompet, sacxophon, clarinet hay đơn giản như cái sáo trúc hay gặp.
Trong cổ họng có một đôi thanh đới, nhờ sự rung của 2 thanh đới khi dòng khí từ phổi đi qua mà phát ra âm của tiếng nói. Khi đi qua vòm họng, vòm họng có tác dụng như một hộp cộng hưởng làm cho âm thanh to hơn, nét hơn. Dòng khí giữa thanh đới và vòm họng cùng rung động mà cho chúng ta những tiết tấu từ ngôn ngữ thông thường, đến những lời hát bay xa, ngân cao. Có khi để phát ra những âm thanh lớn và cao, thanh đới rung rất mạnh, dòng khí rung động không chỉ do sự tham gia của thanh đới và vòm họng mà nó còn được sự trợ giúp của cuống họng của phần sau khoang họng và cả khoang mũi nửa.
Còn âm sắc chủ yếu vẫn do thanh đới và vòm họng tạo nên. Thế nhưng vòm họng chỉ là cộng hưởng. Ta thử tháo đoạn ống miệng sáo ở kèn clarinet đem ra ngoài để thổi. Miệng sáo chỉ phát ra một loại âm gọi là âm kêu mà chẳng có "đồ rê mi pha son" nào cả, và còn kêu rất bé. Nếu đặt lại vào kèn, nó sẽ lớn tiếng hơn nhiều. Bởi vỉ kèn tạo ra cộng hưởng làm cho tiếng của nó lớn lên. Không những thế, dưới sự điều khiển của các ngón tay ở các phím bấm, nó cao thấp trầm bổng "đồ rê mi" 'hẳn hoi.
Nhà khoa học phát hiện ra rằng giới tính không giống nhau tạo ra sự phát dục khác nhau. Họng của nữ giới thường nhỏ hơn nam giới, thanh đới cũng ngắn và mảnh hơn. Người ta đã đo bộ phận thanh đới, kết quả ghi nhận được như sau:
Bộ phận họng:
Cách đo
Giới tính Độ dài mm Độ rộng mm Đường kính trước sau mm Chu vi mm
Nam 44 . 43 36 136
Nữ 36 41 26 112
Đo độ dài ngấn của thanh đới (bình quân)
Nam 17 mm
Nữ 12 mm
Bộ phận phát âm của nữ giới khác nam giới thế nào?
Từ các bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ. Thường thì bộ phận họng của nữ giới không phải chỉ nhỏ hơn của nam giới một chút mà nhỏ hơn khá nhiều, thanh đới của phụ nữ cùng tưởng chỉ ngắn hơn nam giới chút ít, nhưng thực ra tới khoảng 1/3.
Bất kể là nhạc cụ gì, những bộ phận cộng hưởng cứ to (thể tích lớn) thì âm sắc của âm thanh phát ra thường bị trầm. Thể tích nhỏ, âm sắc phát ra cao. Dàn vi ô lông bé tí, âm sắc cao vút bay bổng. Và cũng hình dáng ấy, đàn vi ô lông xen tiếng lại trầm lắng, đầy đặn. Cùng một âm tiết, sáo ngắn âm sắc cao hơn nhiều so với tiêu dài.
Dựa vào cái đó, ta có thể nhận biết bộ phận họng của nữ giới nhỏ, thanh đới ngắn hơn ở nam giới nhiều thì tất nhiên âm thanh nữ giới cao hơn còn nam giới thì rõ là trầm rồi. Việc nhận ra tiếng người lạ ở nhà bên là nam hay nữ cũng là việc đơn giản thôi.
Chúng ta cùng gặp những trường hợp, một vài phụ nữ nói giọng trầm như nam giới, hay ngược lại nam giới lại phát ra tiếng the thé cao như kiểu nữ giới. Hiện tượng này có thể là do từ một loại bệnh làm cho sự phát dục không bình thường. Chẳng hạn ái nam ái nữ, hoặc, bị cắt bỏ bộ phân sinh dục ngoài ở nam giới khi còn nhỏ, hoặc bị bệnh khác dẫn đến phát dục không bình thường. Nhưng cũng có thể chỉ là do cấu tạo của thanh đới hoặc giả là do bị ảnh hưởng của việc dùng thuốc, hay đơn giản hơn là bị biến dạng do va đập cơ học thông thường của thanh đới mà ra.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.