Đau cổ tay khi tập chống đẩy: nguyên nhân, cách xử lý

11/10/2020 3:49:00 PM
Đau cổ tay khiến người tập cảm thấy khó chịu, đau đớn, bất tiện trọng một số hoạt động sinh hoạt, làm việc, tập luyện thể thao.

 

Đau cổ tay khi chống đẩy là tình trạng khá phổ biến không hề xa lạ khi tập luyện thể hình. Vậy làm thế nào để nhận biết cơn đau cổ tay, nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau cổ tay, cách xử lý như thế nào để giảm những cơn đau khó chịu.

Khi tập luyện chống đẩy do một vài nguyên nhân trong quá trình tập như trơn, trượt theo phản xạ bạn dùng tay để đỡ cơ thể. Nhưng hành động này vô tình khiến bạn xuất hiện những vết rạn nứt ở các cơ, thậm chí tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng. Đau cổ tay khiến người tập cảm thấy khó chịu, đau đớn, bất tiện trọng một số hoạt động sinh hoạt, làm việc, tập luyện thể thao.

Các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay khi tập chống đẩy

Cổ tay của chúng ta được cấu tạo từ hai xương cánh tay là xương trụ, xương quay và 8 xương cổ tay. Các xương này được kết nối với nhau bởi nhiều dây chằng. Khi tập chống đẩy các loại chấn thương có thể gây đau cổ tay như

+ Căng cơ

+ Bong gân

+ Gãy xương cổ tay

Nguyên nhân nào gây đau cổ tay khi tập chống đẩy

Nguyên nhân do đau cổ tay khi tập chống đẩy có thể là do người tập định vị cổ tay không đúng, cấu trúc của tay bị yếu, quá tải và một số nguyên nhân gây đau cổ tay khác như:

+ Lạm dụng quá mức các bài tập chống đẩy

+ Luyện tập với cường độ cao, các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, không cho cổ tay nghỉ ngơi

+ Chống đẩy quá nhiều

 + Cổ tay và cẳng tay có thể bị lạm dụng quá nhiều hơn trong quá trình luyện tập

+ Không thực hiện kỹ các bước khởi động trước khi chống đẩy

+ Không cung cấp đủ nước trong quá trình tập luyện

+ Không thực hiện bài tập giãn cơ sau khi tập luyện chống đẩy

+ Ngã trong khi tập luyện có thể là nguyên nhân gây đau cổ tay

Mức độ đau cổ tay

Đau cổ tay khi tập luyện chống đẩy được chia làm 3 mức độ:

+ Mức độ 1: Đau và tổn thương nhẹ ở dây chằng

+ Mức độ 2: Đau, tổn thương nặng hơn ở dây chằng, cảm thấy khớp lỏng lẻo và mất một số chức năng

+ Mức độ 3: Đau, dây chằng bị rách và khớp lỏng mất chức năng ở mức độ nghiêm trọng

Dấu hiệu nhận biết đau cổ tay khi chống đẩy

+ Đau, sưng hoặc bầm tím

+ Trật hoặc rách ở cổ tay

+  Bóp 2 tay vào vị trí xương lồi và xoay có thể cảm nhận hiện tượng “lục cục”.

+ Khi sờ vào cổ tay thấy cổ tay trở nên ấm hoặc nóng

+ Khó cử động các khớp cổ tay, cổ tay bị biến dạng

+ Đau ở cổ tay khi khi chuyển lên xuống.

+ Đau cổ tay âm ỉ, đau nhói khi xoay cổ tay, lật bàn tay.

+ Cảm thấy yếu ở cổ tay

+ Có tiếng lạch cạch, tách tách kho xoay cổ tay hoặc cầm nắm vật gì đó.

Biện pháp xử lý khi bị đau cổ tay khi tập luyện chống đẩy

Sau khi kết thúc buổi tập luyện nếu phát hiện cổ tay có những dấu hiện trên cần thực hiện các biện pháp dưới đây để hạn chế cổ tay bị đau nặng hơn.

Tình trạng đau mức độ nhẹ đến trung bình:

Nghỉ ngơi không tiếp tục tập luyện chống đẩy, nếu tiếp tục tâp luyện bỏ qua những cơn đau có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nặng hơn, thời gian điều trị dài hơn và tốn nhiều thời gian, tiền bạc, gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chườm đá lạnh:

Chườm đá lạnh lên vị trí đau sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sưng tấy, giảm đau cổ tay. Khi chườm đá lạnh lên vị trí đau ở cổ tay không nên đặt đá lạnh trực tiếp lên da mà hãy bọc đá lạnh trong khăn rồi mới áp lên vùng tay bị đau. Mỗi lần, bạn chỉ nên chườm trong khoảng 15 – 20 phút không nên để quá lâu, để da trở lại nhiệt độ bình thường sau đó.

Băng cổ tay:

Dùng nẹp băng cổ tay để cố định cổ tay và đặt cổ tay lên tim, lên gối để thả lỏng, tránh tác động mạnh lên cổ tay bị đau.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steriod (NSAIDs) như Advil, aleve hoặc Motrin, sẽ giúp giảm đau và sưng.

Thực hiện bài tập cổ tay:

Khi chườm đá lạnh hãy kết hợp thêm bài tập cổ tay. Việc này giúp cải thiện tình trạng chấn thương của bạn, những cơn đau nhanh chóng biến mất,…

Bài tập 1:

+ Gập bàn tay bị thương lại sao cho các ngón tay hướng xuống đất.

+ Đặt lòng bàn tay của tay còn lại áp vào mu bàn tay của tay bị thương, ấn nhẹ nhàng.

+ Hãy giữ giữ tư thế này trong 5 giây rồi thả ra.

Bài tập 2:

+ Đưa tay bị chấn thương về phía trước cho bàn tay vuông góc với cánh tay và các ngón tay hướng lên trên.

+ Lòng bàn tay còn lại đặt áp vào lòng bàn tay của tay bị chấn thương, ấn nhẹ nhàng.

+ Hãy giữ tư thế này trong 5 giây, sau đó thả ra. 

Khi nào cần sự can thiệp của bác sĩ?

Nếu thấy cổ tay bị đau dữ dội, các khớp cổ tay bị biến dạng, không cử động được, tê cứng bạn cần đi đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà tránh để lại những hậu quả đáng tiếc, khiến cơn đau ngày càng nặng hơn.

Phòng ngừa đau cổ tay khi tập luyện chống đẩy và các môn thể thao khác

+ Bổ sung canxi cho cơ thể bằng các sản phẩm thực phẩm thức năng hoặc thực thẩm hàng ngày

+ Tránh tiếp đất bằng cổ tay khi bị té ngã

+ Luyện tập với cường đồ phù hợp, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cổ tay

+ Khởi động kỹ trước khi luyện tập

+ Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật khi tập luyện chống đẩy

+ Bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ, gà nạc, cá, tôm trứng, thịt bò nạc, sữa, đậu phộng, bơ hạnh nhân, khoai lang, các loại đậu, bánh mì nguyên hạt, gạo …

+ Đừng quên cung cấp đầy đủ nước trong quá trình tập luyện chống đẩy.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác