Đau cổ khi chơi thể thao: nguyên nhân, cách phòng tránh

11/6/2020 8:08:00 PM
Đau cổ khi chơi thể thao là tình trạng khá phổ biến ở những người chơi thể thao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ, khi bị đau cổ cần làm gì, cách phòng tránh đau cổ như nào? Hãy cùng tìm hiểu.

 

Đau cổ khi chơi thể thao là tình trạng khá phổ biến ở những người chơi thể thao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ, khi bị đau cổ cần làm gì, cách phòng tránh đau cổ như nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Những ai dễ bị đau cổ khi chơi thể thao?

Đau cổ khi chơi thể thao xảy ra ở những người ở độ tuổi 20-45. Khi tham gia vận động, thực hiện các kỹ thuật, động tác, các va chạm đột ngột trên sân thi đấu, tập luyện tác động trực tiếp đến vùng cổ, vai gáy khiến cổ bị đau. Nhưng đau cổ thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới

Nguyên nhân gây đau cổ khi chơi thể thao

Đau cổ thường xảy ra nhiều ở các môn thể thao như: bóng đá, võ thuật, yoga, bơi lội, gym, cử tạ, goft, tennis, cầu lông,…Bởi các môn thể thao này hoạt động nhiều ở phần đầu và cổ nên dễ gây tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ khi chơi thể thao phải kể đến như:

+ Chế độ tập luyện với cường độ cao, khắt khe, ít có thời gian nghỉ ngơi

+ Bỏ qua những quy định an toàn của môn thể thao đó

+ Chấn thương gặp phải trong quá trình chơi, tập luyện thể thao.

+ Không thực hiện kỹ các bài tập khởi động làm nóng cơ thể, các khớp cổ, vai,…

+ Sau khi tập luyện, thi đấu không thực hiện các bài tập giãn cơ.

+ Chất lượng mặt sân tập kém có xuất hiện sỏi, đá, cát khiến người chơi bị trơn chượt.

+ Thực hiện các thao tác kỹ thuật lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao

+ Do vấn đề tuổi tác, những người có độ tuổi từ 64 trở lên có nguy cơ chấn thương cao

Các chấn thương cổ thường gặp khi chơi thể thao

Khi chơi thể thao tình trạng đau cổ có thể do các dạng chấn thương gây ra như:

+ Bong gân

+ Trật khớp

+ Gãy xương

+ Tổn thương đĩa đệm

Dấu hiệu nhận biết đau cổ khi chơi thể thao

+ Đau sưng cổ hoặc sưng nề

+ Co thắt cơ

+ Đau ở vùng vai tri

+ Đau ở phía sau đầu

+ Không vận động được khớp cổ được

+ Khó nuốt

+ Đôi khi có cảm giác tê bì hoặc như kiến bò

+ Xương đốt sống cổ bị nứt, gãy, sụt lún từng đốt sống hoặc toàn bộ các đốt sống

+ Đau đầu

+ Nghe tiếng động lạ trong tai như tiếng reng, tiếng huýt sáo

+ Đau vai gáy.

Cách xử trí đau cổ do chơi thể thao

 Khi phát hiện những dấu hiệu ở trên bạn cần thực hiện các việc dưới đây ngay lập tức. Bởi việc xử trí ban đầu rất quan trọng góp phần giảm triệu chứng, tình trạng tổn thương, tránh tổn thương không lan rộng, việc hồi phục nhanh hơn

+ Khi phát hiện bị đau cổ hãy dừng tập luyện, có thể bất động tạm thời.

+ Chườm đá lạnh vào khu vực cổ bị đau, sưng. Khi chườm không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da hãy sử dụng khăn mềm bọc đá lạnh

+ Không được tự ý kéo nắn hoặc xoa bóp dầu vì có thể dẫn đến hiện tượng tụ máu trong bao khớp, gây cứng khớp hoặc lỏng khớp.

+ Hãy đến chuyên khoa xương khớp hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, không tự ý đắp thuốc, xoa bóp.

Phòng ngừa đau đổ khi chơi thể thao

+ Bổ sung canxi cho cơ thể bằng các sản phẩm thực phẩm thức năng hoặc thực thẩm hàng ngày như cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ

+ Tránh tiếp đất bằng đầu khi bị té ngã khi chơi thể thao

+ Luyện tập với cường đồ phù hợp, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

+ Sử dụng các dụng cụ hỗ khi chơi thể thao

+ Khởi động kỹ trước khi luyện tập và thi đấu

+ Thực hiện đúng các động tác, kỹ thuật khi tập luyện, chơi thể thao

+ Kêt thúc bài tập luyện hãy tập các bài tập giãn cơ

+ Có chế độ tập luyện nghỉ ngơi hợp lý

+ Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn

+ Tuân thủ những quy đình an toàn của môn thể thao đó

+ Kiểm tra kỹ chất lượng sân tập, dụng cụ tập trước khi tập luyện thi đấu phòng ngừa chấn thương

+ Những người có tuổi tác cao, trẻ em khi tham gia tập luyện cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác