Da của người lớn và trẻ con có điểm gì khác nhau?

10/27/2018 8:41:26 AM
Chúng ta ai cũng biết, da dưới gót chân và trong lòng bàn tạy thường khá dày, nhất là ở những nơi có các cục chai đặc biệt dày. Da ở bụng và mặt tương đối mỏng.

 

Da của trẻ em và da của người lớn có một sổ điếm không giống nhau.

Thứ nhất: da trẻ mỏng và xốp hơn.

Chúng ta ai cũng biết, da dưới gót chân và trong lòng bàn tạy thường khá dày, nhất là ở những nơi có các cục chai đặc biệt dày. Da ở bụng và mặt tương đối mỏng.

Da dầy hay mỏng có phải là nơi nhiều lớp và nơi ít lớp hơn không? Không phải. Cái gọi là dạy của da chủ yếu chỉ là dầy một lớp hay ’chai’ của tổ chức ngay trên cùng bề mặt da - tầng chất sừng. Da mỏng thì ngược lại, tầng chất sừng mỏng, mức độ sừng hóa ít, sức bảo vệ kém hơn, dễ mắc các bệnh về da hơn.

Da của trẻ em không những mỏng mà kết cấu còn rão hơn, các ké hở của các tế bào mặt da lớn, các chất tạo ra da kết hợp và liên kết chưa chặt chẽ; các tổ chức sợi trong da chưa bền, khả năng nhiễm trùng dễ xảy ra. Cho nên trẻ em khí bị bệnh về da, da thường bị phòng rộp hoặc lan rộng nhanh.

Thứ hai: ít sắc tố và màu sắc nhạt.

Da của trẻ thường trắng hơn da của người lớn một chút, do tế bào sắc tố trong da còn ít. Da trắng mỏng nhìn rõ các vi mạch, ít phơi nắng nên màu da bị nhạt và có giác non nớt. Da bị non thường kèm theo sức đề kháng kém.

Thứ ba: mỡ (lipit) dưới da nhiều và tương đối xốp.

Mỡ là một chất không thể thiếu được cho việc duy trì sự sống của người hay động vật. Mặt khác, mỡ có tác dụng rất lớn trong việc duy trì thân nhiệt, giúp cơ thể bảo vệ an toàn các tổ chức khi va đập, giống như một lớp đệm. Da bọc ngoài lớp mỡ, và cơ thế đã tạo ra một lớp bọc mềm, đàn hồi như được đặt trên đệm mút ghế sa lông vậy. Da của trẻ mềm lại đàn hồi nhiều, bởi lớp mỡ dưới dá khá dày và còn do da được bố trí xốp hơn, các sợi trong da cũng có tính đàn hồi nhiều hơn.

Suckhoecuocsong.com.vn 

Các tin khác