Cựu cầu thủ Mỹ chia sẻ bí quyết sau 2 lần chiến đấu với ung thư bạch cầu

8/29/2017 1:42:41 PM
Mặc dù không quá nổi tiếng trong làng túc cầu, tuy nhiên cựu cầu thủ bóng đá Mỹ Ethan Zohn đã mang lại niềm tin, hy vọng sống cho những người mắc bệnh ung thư khi 2 lần chiến đấu và vượt qua căn bệnh ung thư bạch cầu hiếm gặp.

 

Mặc dù không quá nổi tiếng trong làng túc cầu, tuy nhiên cựu cầu thủ bóng đá Mỹ Ethan Zohn đã mang lại niềm tin, hy vọng sống cho những người mắc bệnh ung thư khi 2 lần chiến đấu và vượt qua căn bệnh ung thư bạch cầu hiếm gặp.

Hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư bạch cầu

Ethan Zohn sinh ngày 12/11/1973 là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình Mỹ giành giải thưởng 1 triệu USD trong show truyền hình "Survivor: Africa" - (tạm dịch: Kẻ sống sót). Ở độ tuổi 35, Zohn được chẩn đoán mắc ung thư hiếm Hodgkin Lymphoma lần đầu tiên vào năm 2009, dạng ung thư có nguồn gốc từ bạch cầu.

Sau 2 lần chiến đấu với căn bệnh ung thư bạch cầu hiếm gặp, cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Mỹ Ethan Zohn chia sẻ "Đôi khi, người ta phải qua cuộc khủng hoảng đe dọa đến mạng sống mới có thể tìm ra điều gì là quan trọng nhất".

Trước khi được chẩn đoán ung thư, Zohn liên tục cảm thấy mình bị ngứa, cảm giác ngứa từ bên trong cơ thể phát ra ngoài da và không có cách nào để làm thuyên giảm triệu chứng này. Anh cũng liên tục đổ mồ hôi đêm và giảm cân. Cho đến khi một hạch bạch huyết bên dưới xương đòn trở nên rõ ràng anh mới nhận ra cơ thể mình đang có vấn đề. Lúc này, các bác sĩ chẩn đoán anh mắc chứng lymphoma Hodgkin CD20 dương tính, xảy ra trong khoảng 5% trường hợp u lympho.

Ngay sau đó, anh đã quyết định thực hiện hóa trị liệu ngay để điều trị ung thư. Zohn cho biết: Quãng thời gian hóa trị liệu là những ngày đen tối, cơ thể như đang quay lưng lại với chính tôi. Tôi không thể ăn, không thể ngủ, tóc rụng hết… đó là những trải nghiệm kinh hoàng".

Sau đó, Zohn được áp dụng rất nhiều hình thức hóa trị liệu còn gọi là liệu pháp R-CHOP trong điều trị ung thư bạch cầu, nhưng chúng đều không hiệu quả nên các bác sĩ cho xạ trị và ghép tế bào gốc tự thân để điều trị bệnh. Sau 20 tháng điều trị, căn bệnh đã thuyên giảm.

Ý chí, nghị lực và cuộc giải thoát lần 2

Đến năm 2011, căn bệnh quay trở lại tấn công Zohn khi các bác sĩ phát hiện khối u đang nằm trong phổi anh. Khi căn bệnh này quay trở lại tấn công anh lần 2, lần này tình trạng bệnh phức tạp hơn, bởi hầu như các phương pháp hóa trị, xạ trị và ghép tế bào gốc đều không hiệu quả do cơ thể anh đã kháng hóa chất. Zohn cảm thấy rất hoảng sợ, tức giận, nản lòng, bối rối, sợ hãi và muốn chết.

Tuy nhiên, một phương pháp hóa trị đích danh nhắm vào các tế bào ung thư mới được đưa ra thị trường là cứu cánh giúp anh chống lại căn bệnh ung thư. Bên cạnh đó anh cũng cũng được tiếp tục ghép tế bào gốc từ anh trai hiến tặng và tiếp tục cuộc chiến với căn bệnh tử thần.

Ngày 8/10/2011, anh được sử dụng một loại pháp hóa trị thông minh gọi là SGN-35, liệu pháp này chỉ nhắm mục tiêu đến các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết, liệu pháp này có thể gây ra một loạt tác dụng phụ nghiêm trọng như mệt mỏi, đau thần kinh ngoại vi, giảm bạch cầu, buồn nôn, nôn mửa, sốt, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là trong suốt quá trình điều trị đau đớn Zohn vẫn tham gia các cuộc chạy marathon.

Ý trí kiên cường của Zohn đã khiến anh vượt qua những tác dụng phụ của quá trình điều trị. Anh tham gia đường đua marathon để gây quỹ cho tổ chức Grassroot Soccer, nhằm thúc đẩy chương trình giáo dục và phòng ngừa HIV/AIDS. Zohn cho biết, trước khi biết tin căn bệnh ung thư tái phát, anh đã tập luyện marathon trong 4 tháng, và không có lý do gì căn bệnh này lại là vật cản khiến anh ngừng niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Với nghị lực phi thường, Zohn đã hoàn thành cuộc đua 26,2 dặm (42,1 km) trong 4 giờ 20 phút 46 giây. Trả lời cuộc phỏng vấn với tờ Everydayhealth, Zohn chia sẻ "Tôi muốn mọi người biết rằng, ung thư không thể khiến ngăn cản bạn, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống trọn vẹn và tiến lên phía trước" "Trong thế giới ung thư, có những người chiến thắng và có cả người thua cuộc. Bạn có thể đánh bại ung thư và giành chiến thắng, hoặc bạn cũng có thể bị căn bệnh này đánh bại và bạn buộc phải từ bỏ cuộc sống, không có giải pháp hòa bình. Tôi đã làm tất cả những gì có thể với sức mạnh của chính mình để đánh bại ung thư, mặc dù nó vẫn quay trở lại. Nhưng đó không phải là thất bại, đó là thực tế và tôi sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại nó".

Được biết, trước khi được chuẩn đoán mắc ung thư, cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp là một nhà từ thiện, thành lập Tổ chức phi lợi nhuận GrassrootsSoccer nơi gửi các vận động viên chuyên nghiệp đến dạy trẻ em châu Phi trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS.

Ethan Zohn hoàn thành cuộc đua marathon 26,2 dặm (42,1 km) trong 4 giờ 20 phút 46 giây khi đang chiến đấu với căn bệnh ung thư bạch cầu hiếm gặp

Ngoài ra Ethan Zohn cũng là người đưa ra ý tưởng cuộc hành trình marathon dài 550 dặm trên hành trình từ Boston đến Washington, DC và là đại sứ quốc gia của cả chiến dịch "Stand Up 2 Cancer" và LIVESTRONG Foundation của Lance Armstrong.

Có thể nói câu chuyện về Ethan Zohn, ý chí, nghị lực mạnh mẽ chống lại căn bệnh tử thần đã làm lên một "anh hùng ung thư". Qua đó, truyền cảm hứng và tinh thần tích cực cho người cùng cảnh ngộ vượt qua căn bệnh nguy hiểm này. Ethan Zohn khuyến cáo những người mắc ung thư ngoài việc giữ thái độ tích cực cần duy trì tập thể thao, loại bỏ tinh bột và đường trắng, bổ sung cá, ngũ cốc nguyên hạt để giữ gìn sức khỏe, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo soha.vn)

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?