Có cảm giác chói tại khi nghe âm thanh chát chúa vì sao?

10/22/2018 8:14:41 AM
Ta đọc sách dưới ánh sáng mờ ảo, vừa nhìn không rõ, vừa mệt người. Hoặc ta lại đọc sách dưới luồng ánh sáng chói chang, mắt cũng có cảm thấy nhức nhối. Cũng như vậy, âm thanh nhỏ ta không nghe rõ. Tiếng động chát chúa, sắc nhọn, ta sẽ thấy rất chói tai. Vì sao nhỉ?

 

Ta đọc sách dưới ánh sáng mờ ảo, vừa nhìn không rõ, vừa mệt người. Hoặc ta lại đọc sách dưới luồng ánh sáng chói chang, mắt cũng có cảm thấy nhức nhối. Cũng như vậy, âm thanh nhỏ ta không nghe rõ. Tiếng động chát chúa, sắc nhọn, ta sẽ thấy rất chói tai. Vì sao nhỉ?

Nguyên nhân từ đâu vậy?

Các cơ quan cảm thụ của con người về âm thanh hay ánh sáng, để cảm thụ được đều chỉ có thể nhận biết trong một giới hạn nhất định. Đối với sự kích thích của âm thanh, hay ánh sáng, quá nhở hoặc quá lớn đều không phù hợp. Âm thanh như thế nào là phù hợp với khả năng nghe của tai chúng ta? Trước hết ta làm quen với một số những điều có liên quan đến vấn đề này.

Âm thanh lan truyền trong không khí dưới dạng sóng âm, do dao động của vật thể tạo thành, nên quyết định chủ yếu bởi 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là số lần dao động trong một giây, gọi là tần số. Những tần số thấp là do sự rung động ít, còn tần số lớn là do sự rung động nhiều. Nghĩa là âm cao, hay âm thấp, như cô gái hát giọng nữ cao mà anh thanh niên có giọng thật trầm là một yếu tố để đánh giá âm thanh. Âm thấp nhất mà tai người có thể nghe được có tần số 16 lần rung động trong một giây. Còn âm cao mỗi giây rung động tới 20.000 lần con người vẫn nghe được. Thế nhưng đây mới chỉ là giới hạn của yêu cầu nghe được ở tai người về tần số. Âm thanh với những dao động khoảng từ 250 đến 4000 lần một giây cho tai nghe có cảm giác dễ chịu nhất. Âm thanh quá thấp hoặc quá cao đều gây cảm giác khó chịu. Nhất là âm thanh đặc biệt cao (âm thanh chát chúa) gây chói tai khi nghe, càng thấy nhức nhối.

Một yếu tố nữa của âm thanh là cường độ của sóng âm (hay độ to nhỏ của sóng âm). Ta thường mở đài đến khi tiếng nghe vừa đủ, hoặc khá nhỏ khi ban đêm yên tĩnh muốn nghe một mình, khó khi rách cả màng nhĩ gây điếc đặc.

Những âm thanh chát chúa, sắc nhọn có tần số rất cao, và cường độ cùng rất mạnh, nó cộng tác dụng của cả hai yếu tố trong cùng một lúc. Khi ta phải nghe, chắc chắn hết sức khó chịu, nhức nhối như kẻ chịu đòn.

Suckhoecuocsong.com.vn

 

Các tin khác