Chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành cho các cầu thủ
Chế độ dinh dưỡng
Ăn đủ lượng tinh bột để nâng cao thể lực
Để đảm bảo thể lực, đòi hỏi các cầu thủ phải ăn đủ lượng tinh bột trong các bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, cần tăng cường các loại thực phẩm chứa tinh bột gồm khoai tây, bánh mì, hạt ngũ cốc, gạo, mì ống…
Đồ ăn chứa nhiều tinh bột gồm bánh mì, hạt ngũ cốc, gạo…
Tuy nhiên, cũng cần hạn chế đồ ngọt chứa đường có trong bánh, kẹo, mứt…sẽ khiến thể lực suy giảm.
Protein phát triển sức mạnh cơ bắp
Đối với các cầu thủ thì sức mạnh của cơ bắp, sự dẻo dai là yếu tố quyết định cho những cú bứt phá tốc độ, sút xa vừa đảm bảo sự linh hoạt, tinh tế trong các đường ban, chuyền bóng..
Vì vậy, protein là thứ không thể thiếu trong thực đơn của các cầu thủ. Những thực phẩm chứa protein gồm gà, cá, trứng, sữa ít béo, đậu hũ…Ngoài ra, calcium cũng rất cần thiết cho hệ xương (tỷ lệ chấn thương ở các cầu thủ bóng đá cao hơn các môn thể thao khác). Calcium có nhiều trong trong sữa, sữa chua và phô mai.
Cung cấp đủ lượng vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng
Vitamin, chất khoáng và chất xơ là ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với các cầu thủ, lịch tập dày đặc không kể nắng, mưa, sương gió…nên sức đề kháng được đặt lên hàng đầu để có thể thi đấu với bất cứ thời tiết nào.
Vì vậy, rau quả, trái cây theo mùa là đồ ăn không thể thiếu của các cầu thủ. Vitamin A có nhiều trong khoai lang, cà rốt, mơ, xoài, cải xoăn… Vitamin C trong kiwi, cam, ớt, đu đủ, dứa, dâu tây…rất tốt cho sức khỏe và thể lực.
Dầu cá tăng cường khả năng tập trung
Khi thi đấu, ngoài tốc độ, nhìn người, ban bóng để phối hợp đòi hỏi các cầu thủ cần phát triển về trí não, khả năng tập trung cao độ trong trận đấu để không xảy ra sai sót. Vì vậy, phương pháp tốt nhất là bổ sung dầu cá (cá hồi là tốt nhất) và chất béo từ các loại đậu hạt cho các cầu thủ.
Ngoải ra, cần tránh các loại thịt đỏ (thịt bò), bơ,sữa béo, kem…
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể
Khi theo dõi các cầu thủ thi đấu trên sân có thể nhận thấy họ “ướt sũng” mồ hôi “như tắm”. Vì vậy, hơn ai hết, họ cần phải bổ sung lượng nước đầy đủ không chỉ sau mà còn trước trận đấu.
Nước dành cho các cầu thủ cần pha thêm một chút muối biển.
Để đánh giá bản thân đã uống đủ nước hay chưa là nhờ màu sắc của nước tiểu, qua đó cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Khi nước tiểu có màu trắng (sáng), chứng tỏ đã uống đủ nước và không cần uống thêm. Tuy nhiên, nếu là màu vàng thì cần uống thêm ½ lượng nước trước đó. Còn nếu là màu vàng sậm thì cơ thể đang thiếu nước nặng (có nguy cơ đổ gục trong lúc tập luyện hoặc thi đấu) cần bổ sung nước nhiều hơn.
Lời kết
Đối với các cầu thủ bóng đá thì nghiệp thi đấu chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định (lớn tuổi sức khỏe giảm, khả năng quan sát, sự tinh tế, khéo léo cũng giảm đáng kể).
Vì vậy, để thi đấu thành công, ngoài những tố chất bẩm sinh, họ còn cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học với thực đơn đầy đủ protein để phát triển cơ bắp, tinh bột để nâng cao thể lực, các loại chất khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng, dầu cá để tăng cường sự tập trung trên sân…Ngoài ra, cần tăng cường nước hoa quả, pha thêm một chút muối biển để bù lại lượng muối thất thoát qua mồ hôi sau khi thi đấu.
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?