Chánh thanh tra Bình Dương nói gì về việc thanh tra Tân Hiệp Phát chỉ trong một ngày?
Đứng trước những thông tin trên, đích thân Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương, kiêm trưởng đoàn thanh tra – ông Nguyễn Tấn Hùng đã phải lên tiếng trả lời.
Ông cho biết ”Đây là cuộc thanh tra đột xuất. Nên dù là Cục An toàn thực phẩm có chỉ đạo nhưng đoàn đi đột xuất nên chúng tôi ghi nhận theo thực tế hiện tại, việc doanh nghiệp biết trước có thanh tra và có biện pháp “đối phó” hay không, chúng tôi không biết được.”
“Những phản ảnh của người tiêu dùng tập trung vào một số dây chuyền sản xuất, nên chúng tôi kiểm tra những dây chuyền sản xuất này xem như thế nào. Trước đây tỉnh Bình Dương cũng thành lập đoàn thanh tra liên ngành. Theo báo cáo của công ty , năm 2014 có năm đoàn thanh tra đến làm việc với Tân Hiệp Phát, gồm: đoàn thanh tra liên ngành do UBND tỉnh Bình Dương thành lập, đoàn của Cục An toàn thực phẩm, đoàn của Sở Tài nguyên và môi trường, đoàn của Tổng cục Môi trường và đoàn thanh tra chuyên ngành của Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương. Các đoàn này đều không phát hiện vi phạm gì lớn.”
Đoàn thanh tra của Sở Y tế Bình Dương tại cơ sở sản xuất của Tân Hiệp Phát
Đối với các trường hợp khách hàng phản ảnh xảy ra ở các tỉnh thì có cơ quan pháp luật của các tỉnh đó vào cuộc rồi. Các cơ quan pháp luật ở các tỉnh đó thụ lý từng vụ việc, nếu cần thiết thì người ta sẽ yêu cầu, hoặc cấp trên yêu cầu thanh tra... Một năm mà thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhiều quá thì cũng khó. Bây giờ phân chia theo ngành hết rồi. Định kỳ thì có Chi cục An toàn thực phẩm, còn thanh tra Sở Y tế đột xuất mới đi, chúng tôi nhân lực hạn chế không thể đi thường xuyên.”
Nói về việc thời hạn thanh tra là 30 ngày nhưng chỉ 1 ngày là ra kết quả, ông Hùng cho biết “Qua thanh tra chúng tôi thấy không có vấn đề gì lớn nên kết thúc luôn. Sau khi công bố quyết định thanh tra, anh em làm tới tối luôn. Luật cho phép làm tối đa 30 ngày, nếu có vấn đề gì nữa thì có thể kéo dài thời gian. Với lại cũng gần nghỉ tết rồi nên anh em gấp rút làm.”
Lý giải về quyết định không lấy mẫu kiểm nghiệm, ông nói “Chúng tôi không lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm vì mẫu của người ta mới làm. Theo quy định một năm chỉ được lấy mẫu kiểm nghiệm để thanh tra hai lần, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn quy định thì một năm chỉ làm tối đa một lần. Công ty có trưng ra được các chứng nhận đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng... Như tôi đã nói, năm 2014 có năm đoàn kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát, nên lần này không lấy mẫu kiểm tra nữa.”
Cuốn sổ bảo trì của máy phân loại chai thủy tinh
Còn về việc khi đến nơi, đoàn thanh tra thấy dây chuyền sản xuất chai thủy tinh ngưng hoạt động nhưng không yêu cầu chạy lại, ông giải thích là thấy không cần thiết. “Nếu cần thiết đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp chạy lại thì người ta vẫn chạy, nhưng thấy không cần thiết lắm. Sự thật là chúng tôi không chạy lại toàn bộ dây chuyền nhưng có thử ngay tại chỗ một số công đoạn, thấy không có vấn đề gì. Chúng tôi có thử công đoạn tách những chai không đạt. Ví dụ như các chai vẫn đi bình thường, nhưng mình bỏ các dị vật như ống hút vào thì sẽ bị đẩy ra liền. Thử hai lần (bỏ ống hút), sản phẩm lỗi đều bị loại ra.”
Trả lời việc liệu thanh tra quá nhanh thế này liệu có bỏ sót sai phạm không, ông trả lời “Chuyện đó thì tùy ở công luận thôi. Đoàn thanh tra có nhiều thành phần chứ đâu phải một ngành một người đâu mà muốn làm gì thì làm, hoặc làm theo ý của nhà sản xuất. Nếu quá trình thanh tra phát hiện dây chuyền có vấn đề gì không ổn, không đạt thì chúng tôi sẽ “truy” tiếp. Còn thanh tra thấy ổn, đạt hết thì mình “truy” cái gì bây giờ?”
Một số thắc mắc của người dân trước quá trình thanh tra:
1. Tại sao không cho lấy mẫu kiểm nghiệm mà lại có kết luận không vi phạm gì.
2. Nhiều trường hợp người tiêu dùng phản ảnh trong chai nước của Tân Hiệp Phát có con ruồi, sao đoàn thanh tra không dùng con ruồi để thử trong giai đoạn tách chai, mà lại thử bằng ống hút?
3. Tại sao không cho chạy lại các dây chuyền sản xuất chai thủy tinh? Các khiếu nại hay phát hiện vật lạ như ruồi đều có liên quan đến sản phẩm chai thủy tinh và “cái được gọi là “không cần thiết lắm” là ý chủ quan của người phát ngôn, chưa phải là một giả thiết được kiểm định, có minh chứng công khai và là kết quả của thủ tục kiểm tra phân tích nguyên nhân sự cố".
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.