Chấn thương vai khi bơi lội, cách khắc phục
Chấn thương vai khi bơi lội là một trong những chấn thương thường gặp ở những người tham gia bơi lội. Nguyên nhân tổn thương vai thường do hoạt động 1 chiều (ví dụ động tác bơi sải) quá nhiều và quá lâu sẽ làm cho các gân cơ xương phục vụ động tác quay tay phát triển mạnh và trở nên cứng, trong khi chiều ngược lại thì không được dùng hay luyện tập nên càng yếu đi.Khi đó bất cứ hoạt động nào ở vai cũng sẽ do nhóm cơ mạnh gánh vác, lâu ngày sẽ càng thiên lệch, cuối cùng là chấn thương.Nếu không được xử trí kịp thời những cơn đau vai khi bơi lội khiến bạn gặp khó khăn khi bơi lội, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Các vị trí hay bị chấn thương ở vai
+ Nhức xương vai: Do cử động nhiều
+ Viêm xương vai: Do có nhiều mô xung quanh vai dễ bị viêm và gây đau
+ Viêm túi chất nhờm: Chất nhờn này giúp các cơ và xương chuyển động trơn, mềm mại hơn nhưng túi này hoàn toàn có thể bị viêm do xương vai chèn ép
+ Tổn thương gân cơ trên vai: một cơ nhỏ chạy từ đầu xương vai, qua dưới xương cùng đòn xuống đầu cánh tay có thể bị tổn thương, lượng máu ít được bơm nên lâu lành.
Trong các môn thể thao bơi lội là môn thể thao được biết đến là ít xảy ra va chạm, ít tổn hơn so với các môn bóng đá, tennis, bóng bàn, cầu lông, chống đẩy,…Nhưng do một vài yếu tố những người tham gia bơi lội vẫn có thể gặp các cơn đau như: chấn thương vai, chấn thương đầu gối, xương sống, hông,…
Nguyên nhân gây chấn thương vai khi bơi lội
Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương vai khi bơi lội, trong quá trình bơi người tập có thể mắc phải một trong những yếu tố sau khiến vai bị chấn thương.
+ Do các động tác bơi đòi hỏi vai phải thường xuyên chuyển động theo một chiều quá nhiều, quá lâu và chiều ngược lại không thường xuyên vận động nên lâu ngày gây ra tình trạng thiên lệch và xảy đến tình trạng chấn thương vai
+ Do vai đang mắc phải một số bệnh lý như: chèn ép dưới mỏm vùng vai, viêm gân cơ nhị đầu, viêm gân cơ trên gai,…
+ Chưa khởi động kỹ các bài tập khởi động trước khi bơi
+ Thực hiện các bài tập bơi quá sức, quá nặng
+ Thực hiện các kỹ thuật bơi chưa đúng, sai kỹ thuật
Dấu hiệu nhận biết chấn thương vai khi bơi
+ Đau vai khi nâng hoặc cầm vật nặng
+ Cảm thấy đau cổ khi đi ngủ hoặc đau ở một số bộ phận vùng vai và cổ
+ Khi thực hiện các động tác bơi cảm thấy bị đau nhức.
+ Cảm giác đau nhức ở các khớp tùy theo mức độ tổn thương của khớp vai
+ Cảm thấy cánh tay bị yếu đi, giảm sức mạnh cánh tay, cảm nhận rõ sự lỏng lẻo của các khớp vai, vận động tay khó khăn.
+ Có thể xuất hiện dấu hiệu nóng đỏ khớp vai, sờ vào thấy khớp ấm hoặc nóng hoặc chỉ hơi sưng
Xử lý chấn thương vai khi bơi lội
Chấn thương vai khi bơi lội cũng giống như các loại chấn thương thể thao cầu lông, tennis, bóng bàn, chống đẩy,…chấn thương vai cũng cần được xử lý kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nặng, rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhanh cảm giác đau đớn, khó chịu,…
Khi phát hiện những cơn đau xuất hiện vùng vai bạn hãy ngừng buổi tập bơi lại và lên bờ nghỉ ngơi không nên bỏ qua cơn đau mà luyện tập bơi tiếp điều này chỉ khiến tình trạng nặng hơn.
Chườm đá lạnh vào vùng vai bị đau để giảm đau, giảm sưng. Khi chườm đá nên bọc đá lạnh bằng khăn mềm để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da. Hãy thực hiện chườm đá 2 lần mỗi ngày mỗi lần 10 phút để giảm đau vùng chấn thương.
Đồng thời tiến hành xoa bóp và làm nóng khu vực bị đau. Thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp sau và bài tập giãn cơ vùng lưng, bài tập ngồi xổm massage toàn thân để có thể dần cải thiện tình trạng đau nhức. Nghỉ bơi ít nhất 1 đến 3 tuần. Khi nghỉ ngơi vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đang bị chấn thương
Để mang lại hiệu quả cao bạn có thể đeo nẹp vai để giúp giảm đau khi thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Phòng tránh chấn thương vai khi bơi
Để phòng tránh các chấn thương vai khi bơi lội, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thực hiện khởi động kỹ các khớp vai bằng các bài tập khởi động
+ Kết hợp bài tập chạy bộ và kỹ thuật bơi mô phỏng trên cạn.
+ Sau khi xuống nước thực hiện các bài tập bơi lội hãy tránh việc thực hiện ngay lập tức các bài tập phối hợp vì khi kết hợp tất cả các động tác, người tập sẽ không thể kiểm soát được lực phát ra dẫn đến việc chấn thương.
+ Nên thực hiện luyện tập theo thứ tự bắt đầu từ các bài tập thở dưới nước đến các động tác tay, chân sau đó mới thực hiện các động tác phối hợp.
+ Hạn chế xoay vai quá mức khi bơi
+ Duy trì bơi xen kẽ các kiểu bơi khác nhau tránh lặp đi lặp lại các động tác trong thời gian dài
+ Không bơi khi cơ bắp mệt mỏi
+ Luyện tập bơi với chế độ phù hợp từng người, tránh luyện tập quá sức
+ Có thời gian nghỉ ngơi các buổi tập để cơ bắp vùng vai có thời gian phục hồi.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball
Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau. -
Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. -
Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào
Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra. -
Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?
Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào? -
Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì
Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện. -
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?