Chấn thương gân Achilles: Bài học kinh nghiệm trong quần vợt
Chỉ một chút sơ sẩy, người chơi tennis có thể gặp chấn thương. Trong đó những pha giao bóng, đánh bóng trên đầu…khi tiếp đất rất dễ dẫn đến chấn thương gân gót Achilles. Vậy, khi bị chấn thương gân Achilles cần xử lý, điều trị ra sao?
Triệu chứng
+ Đau dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót.
+ Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau.
+ Khi thực hiện các động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì cơn đau tăng.
+ Siêu âm có thể thấy gân gót to, giảm âm hơn bên lành, có thể kèm viêm bao gân gót…
Nguyên nhân
+ Do hoạt động các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm.
+ Do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, giẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mô đệm ở gan chân.
+ Do khởi động chưa đủ thời gian, thực hiện sai động tác ở các pha giao bóng, đánh bóng trên đầu trong tennis dẫn đến chấn thương…
Phương pháp điều trị
+ Nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.
+ Chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất.
+ Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng.
+ Đi giày dép có lót đế mềm, hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân
+ Dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ (lưu ý có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp).
Phòng tránh tổn thương gân gót Achilles
Trong tennis, phương pháp phòng tránh tổn thương gân gót Achilles là tránh động tác nhảy lên chạm đất chỉ trên vùng trước bàn chân vì có thể gây đứt gân gót.
Động tác đúng là phải chạm đất đầu tiên bằng phần trước bàn chân, liền sau đó là gót chân. Ngoài ra trước khi chơi cần khởi động kỹ, khi người thấy yếu, mệt nên ngừng chơi.
Lời kết
Viêm gân gót hay gặp ở những vận động viên các môn như tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... khi vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên.
Nguyên nhân do gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, sai động tác cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân.
Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người chơi cần lựa chọn môn thể thao theo đúng lứa tuổi, sức khỏe của mình, đặc biệt với bộ môn tennis cần khởi động kỹ, xử lý các pha bóng theo đúng kỹ thuật để tránh những chấn thương không mong muốn có thể sẽ xảy ra.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ
Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.... -
Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương -
Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị
Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe. -
Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào
Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị. -
Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu
Nón bơi không chỉ là phụ kiện bên cạnh kính bơi, túi đựng đồ bơi, bộ đồ bơi mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho người tập bơi. -
Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ
Áo vest tạ đi bộ là loại công cụ hỗ trợ tập luyện còn khá xa lạ. Không chỉ cải thiện hiệu suất tập luyện cho người đi bộ mà áo vest tạ mang lại những lợi ích bất ngờ khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây? -
Sử dụng tạ đeo chân khi tập luyện mang lại hiệu quả bất ngờ
Tạ đeo chân được sử dụng trong các bài tập thể dục như chạy bộ, tập xà đơn, tập xà kép, võ thuật…Nhiều người sử dụng tạ chân để tăng độ khó cho bài tập, đạt được kết quả tập luyện tốt hơn. -
Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý
Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào? -
Bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi
Nhiều khi những trận thi đấu có thể kéo dài đến 4 - 5 tiếng đồng hồ để xác định kết quả thắng thua. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm cần thiết cho vận động viên tennis, người chơi vô cùng quan trọng. -
Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện
Mặc dù những động tác thực hiện chống đẩy khá đơn giản nhưng người tập vẫn có thể mắc phải những sai lầm thường gặp khi chống đẩy dưới đây.