Căng cơ khi chơi cầu lông: cách xử lý, phòng tránh căng cơ

11/3/2020 7:46:00 PM
Khi chơi cầu lông do một vài yếu tố khiến người chơi gặp tình trạng căng cơ khi chơi cầu lông. Bị căng cơ khi chơi cầu lông cần phải xử lý như thế nào, biện pháp phòng tránh căng cơ khi chơi cầu lông hiệu quả nhất.

 

Khi chơi cầu lông do một vài yếu tố khiến người chơi gặp tình trạng căng cơ khi chơi cầu lông. Bị căng cơ khi chơi cầu lông cần phải xử lý như thế nào, biện pháp phòng tránh căng cơ khi chơi cầu lông hiệu quả nhất.

Cầu lông là môn thể thao được nhiều người yêu thích thường tập luyện để rèn luyện sức khỏe, giải trí, duy trì vóc dáng. Do một vài yếu tố như: ngươi chơi chưa khởi động cơ thể kỹ, mặt sân chơi cầu có vấn đề không đảm bảo yếu tố an toàn, một số tình huống bất ngờ xảy râ trên sân khi chơi cầu lông, người mới chơi cầu lông,…khiến người chơi gặp phải tình trạng căng cơ. Khi bị căng cơ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức gọi là căng cơ. Căng cơ hay kéo cơ xảy ra khi cơ bắp bị quá căng hoặc bị xé rách do mệt mỏi, lạm dụng hoặc sử dụng cơ bắp không đúng cách. Căng cơ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào tùy vào cường độ được sử dụng nhưng phổ biến nhất phần lưng dưới, cổ, vai, gân khoeo, cơ phia sau đùi.

Yếu tố gây căng cơ do người chơi thể thao tham gia các môn thể thao tiếp xúc, va chạm đột ngột như: bóng đá, đấm bốc, khúc côn cầu, vất vật, nhảy sào, bóng rổ, goft, bóng chày, bóng ném, quần vợt, cầu lông.

Triệu chứng căng cơ khi chơi cầu lông

Khi bị căng cơ trong khi chơi cầu lông cơ thể sẽ có một số triệu chứng cơ bản như:

+Trên vị trí bị căng cơ xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy hoặc đỏ do chấn thương

+Đau nhức cơ bắp ngay cả khi nghỉ ngơi không vận động

+ Cảm thấy đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó

+ Gân cơ bị yếu

+ Gặp khó khăn khi vận động

+ Cảm giác thắt nút

+ Co thắt cơ bắp

Trong một số trường hợp bị căng cơ nhẹ đến trung bình có thể cảm thấy hơi cưng nhưng vẫn đủ linh hoạt để sử dụng. Nhưng đối với các trường hợp căng cơ nặng có thể kéo dài trong nhiều tháng và cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn.

Nguyên nhân gây căng cơ khi chơi cầu lông

Căng cơ xảy ra khi chơi cầu lông do người chơi mắc phải một số yếu tố sau:

+ Không thực hiện kỹ các động tác khởi động cơ bắp cẩn thận trước mỗi trận đánh cầu lông

+ Cơ bắp thiết độ linh hoạt, dẻo dai

+ Người chơi cầu sử dụng cơ bắp quá mức

+ Trong quá trình thi đấu, tập luyện cầu lông do người chơi bị mất thăng bằng, trượt ngã khi thực hiện các động tác đánh cầu

+ Các nhóm cơ ở cổ, thắt lưng, vai có thể bị giãn khi bạn thực hiện động tác ném hoặc nhấc vật nặng trong tư thế không thoải mái

+ Quá sức, mệt mỏi.

+ Thời tiết lạnh khiến cơ bắp bị co cứng, dẫn đến tình trạng căng cơ cấp tính.

Cách xử lý khi bị căng cơ do chơi cầu lông

Trong quá trình thi đấu, tập luyện cầu lông nếu phát hiện những triệu chứng như ở trên hãy ngừng cuộc thi đấu, tập luyện và thực hiện theo các bước dưới đây:

Trường hợp bị căng cơ nhẹ”

Những người bị căng cơ nhẹ có thể tự chữa căng cơ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Các căng cơ nhỏ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao (RICE) không cần phải đến bệnh viện.

+ Khi phát hiện những triệu chứng căng cơ hãy ngừng ngay lập tức cuộc thi đấu, tập luyện lại

+ Dùng nước đá chườm lạnh vùng cơ bị tổn thương ngày đầu tiên khi bị căng cơ cứ 1 tiếng nên chườm đá 1 lần, mỗi lần 20 phút. Khi chườm đá nên bọc đá trong 1 chiếc khăn để tránh đá tiếp xúc trực tiếp lên da

+ Bảo vệ cơ bắp đang bị co kéo không bị tổn thương nặng hơn bằng cách tránh sử dụng cơ bắp trong vài ngày. Sau hai ngày, từ từ bắt đầu sử dụng nhóm cơ bị ảnh hưởng nhưng không làm quá sức

+  Những ngày tiếp theo, sau 4 giờ chườm đá lạnh một lần, mỗi lần 20 phút.

+ Quấn băng đàn hồi xung quanh vùng tổn thương cho đến khi vết sưng giảm bớt, khi quấn không nên quấn quá chặt vì có thể làm giảm lưu lượng máu.

+ Nếu có thể hãy giữ cho phần cơ bắp bị tổn thương cao hơn tim.

+ Bên cạnh đó nên sử dụng thuốc chống viêm và sau 3 ngày nên chườm nóng cho cơ bắp nhiều lần trong ngày. Việc chườm nóng sẽ giúp mang lưu thông máu đến khu vực chấn thương giúp lành thương.

Lưu ý: Khi chườm nóng, bạn không nên đặt túi chườm trực tiếp lên da hãy đặt một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt với da để không làm bỏng da.

 + Nên tạm ngưng các bài tập như chạy bộ, đạp xe… một thời gian.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Những người bị căng cơ nhẹ đến trung bình có thể tự điều trị tại nhà nhưng với những người căng cơ nặng cần được khám bác sĩ. Khi phát hiện những dấu hiệu sau cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để có phác đồ điều trị hiệu quả:

+ Cơn đau khu vực bị căng cơ không giảm sau một tuần

+ Khu vực bị căng cơ bị tê

+ Phát hiện máu chảy ra từ chấn thương

+ Không thể đi bộ, không thể di chuyển cánh tay hoặc chân của mình

Phòng ngừa căng cơ khi chơi cầu lông

+ Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sự linh hoạt của các cơ

+ Không ngồi ở vị trí quá lâu, giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi để tránh căng cơ bắp chân, thắt lưng và cổ, nhấc đồ lên một cách cẩn thận

+ Khởi động kỹ các bài tập khởi động trước mỗi trận thi đấu, tập luyện

+ Nhấc đồ vật một cách cẩn thận

+ Mang giày vừa vặn, thoải mái, đảm bảo chất lượng

+ Lựa chọn sân chơi cầu lông đảm bảo, trên sân tập cầu lông xuất hiện các vật thể như đất, đá, cát, gồ ghề,…

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác