Cẩm nang vàng giúp loại bỏ chấn thương khi chơi thể thao

3/30/2015 3:09:14 PM
Vận động thể lực, tập luyện thể dục thể thao là nhu cầu thiết yếu để nâng cao sức khỏe, mang lại sự hứng khởi và niềm vui cho cuộc sống. Tuy nhiên, để tránh những chấn thương xảy ra khi luyện tập, chúng ta cần thực hiện tốt những nguyên tắc vàng, một cẩm nang đáng giá dành cho người chơi thể thao dưới đây.

 

 

Để cơ thể có thời gian thích ứng

 

Trước khi chơi thể thao, chúng ta cần tập các động tác khởi động, cho các cơ, gân cốt làm quen, tăng dần ngưỡng vận động cơ thể.

 

Ghi nhớ, đừng vội vã tập luyện, thi đấu cường độ cao, mà hãy từ từ và đều đặn.

 

Sắp xếp thời gian chơi thể thao vào các ngày trong tuần

 

Thay vì tập trung sức lực và thời gian chơi hết mình vào ngày cuối tuần. Chúng ta cần rải đều thời gian luyện tập, chơi thể thao. Phương pháp trên vừa khoa học, vừa tránh được sự quá tải có thể dẫn đến mệt mỏi, căng cơ….

 

 

Sắp xếp thời gian tập thể thao vào các ngày thay vì dồn vào ngày cuối tuần

 

Lựa chọn trang phục phù hợp

 

Tùy vào các môn thể thao đang luyện tập, chúng ta cần chọn trang phục phù hợp giày, băng cổ tay, gối, cổ chân … bảo vệ khớp gối, tay, chân để giảm chấn thương.

 

Một trong những nguyên tắc là không được tham rẻ vì tuổi thọ không lâu lại chưa chắc đã đảm bảo được yếu tố bảo vệ cho cơ thể.

 

Tập luyện thể lực bằng nhiều hình thức vận động hỗ trợ khác nhau

 

Thay vì sử dụng một bài tập hoặc một loại hình chơi thể thao, chúng ta sẽ đổi các bài tập có giá trị tích cực như: chạy bộ giúp nâng cao sức bền, tập thể hình giúp năng sức mạnh, bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn tim mạch… Các môn thể thao trên vừa tránh nguy cơ chấn thương mà còn có tác dụng đến các bộ phận trên cơ thể.

 

Cường độ tập luyện phù hợp với tuổi tác, sức khỏe

 

Bạn nên nhớ, thời gian, năm tháng qua đi sức khỏe con người vì thế cũng giảm sút. Vì vậy,  cần lựa chọn môn thể thao phù hợp và  điều chỉnh kỹ thuật và chiến thuật hợp lý.

 

 

Cường độ tập luyện phù cần hợp với tuổi tác, sức khỏe

 

Luôn lắng nghe cơ thể mình

 

Sau mỗi lần cảm sốt hoặc ốm dậy, muốn chơi thể thao lại chúng ta cần lắng nghe cơ thể của mình. Không vì quá ham mà vô tình để sức khỏe yếu dần đi.

 

Ngoài ra, khi thấy phong độ thay đổi, hoặc một chỗ nào đó trên cơ thể bị đau, chúng ta cần nghỉ ngơi, tìm hiểu rõ lý do để giải quyết.

 

Gặp bác sĩ chuyên khoa khi sức khỏe bị trục trặc

 

Khi gặp chấn thương hay trục trặc sức khỏe trong quá trình tập luyện thể thao: bong gân, dãn dây chằng…bạn nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị sớm, đúng cách.

 

Hiệu quả chữa bệnh kịp thời sẽ giúp chúng ta hồi phục nhanh hơn và sớm được chơi thể thao trở lại.

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?