Cách xử trí khi chó bị trúng gió: nguyên nhân, triệu chứng
Chó bị trúng gió do đi ngoài lạnh hay do thay đổi thời tiết, giao mùa, nằm nới gió lạnh,…Khi bị trúng gió thân nhiệt của chó bị giảm mạnh khiến chó bị sốc, suy sụp do trụy tim mạch có nguy cơ đột quỵ nếu không được phát hiện sớm. Khi chó bị trúng gió chó sẽ có những triệu chứng như thế nào? Cách xử lý hiệu quả khi chó bị trúng gió.
Nguyên nhân khiến chó bị trúng gió
Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị trúng gió. Có thể chó bị trúng gió do sức khỏe hoặc do các nguyên nhân dưới đây:
+ Nơi ngủ của chó bị gió lạnh lùa, không đảm bảo đủ ấm, chó nằm ngủ tại nơi ẩm thấp
+ Chó ở lâu ngày trong chuồng ẩm ướt, không sạch sẽ lâu ngày khiến sức đề kháng của chó bị suy giảm dễ bị trúng gió khi thời tiết lạnh, thay đổi thời tiết độ ngột.
+ Chó tắm nước quá lạnh hoặc sau khi tắm không được sấy khô lông
+ Chó ở ngoài trời lạnh quá lâu
+ Chó còn nhỏ tuổi, sức đề kháng chưa tốt.
Triệu chứng nhận biết chó bị trúng gió
Khi chó bị trúng gió, chó sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:
+ Cơ thể chó run rẩy, uể oải, buồn bã
+ Mặt đơ đẫn, mệt mỏi, mắt nhìn xa xăm không còn vẻ tinh ranh như thường ngày
+ Chó bị chảy nước mũi
+ Ho hoặc ho khan
+ Nằm im một chỗ, lười vận động
+ Ngủ nhiều hơn
+ Chó đi lại yếu ớt, lờ đờ, xiêu vẹo, thiếu sức sống rồi ngủ lịm
+ Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn kém
+ Niêm mạc miệng, da của của chó tái không còn hồng
+ Chó buồn nôn
+ Tiêu chảy, thậm chí kèm máu
+ Hạ thân nhiệt
+ Tai của chó rũ xuống, đôi tai lạnh, lông dựng đứng
+ Chó bị co giật, ngất xỉu, hôn mê
+ Chó không có phản xạ nhận biết với bạn khi bạn gọi tên chúng, âu yếm với bạn
+ Hàm cứng
+ Một số chó bị trúng gió có thể bị liệt
+ Vệ sinh không chủ động
+ Nhịp tim và tần số hô hấp của chó bị giảm và yếu dần
+ Nếu chó bị nặng có thể bị trụy tim và tử vong
Điều trị chó bị trúng gió
Để giảm thiểu trường hợp không mong muốn khi phát hiện những triệu chứng ở trên hãy áp dụng các biện pháp can thiệp ngay để tránh tình trạng chó bị nặng hơn.
+ Làm ấm cơ thể chó bằng khăn bông, áo ấm hoặc mắc đèn sởi cho chó, chuyển chó vào nơi kín gió, ấm áp
+ Sử dụng túi chườm ấm để ủ ấm cho chó
+ Sau 10 phút kiểm tra nhiệt độ độ trực tràng của chó
+ Ép nước xương sông, tía tô và húng quế cho chó uống
+ Bổ sung thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng cho chó
+ Nếu chó bị xuất hiện co giật hãy đợi cơn co giật của chó đi qua và cho chó uống một cốc trà gừng ấm. Tiếp đến, hãy xoa bóp chân, tay cho chó bằng dầu nóng hoặc rượu gừng và ủ ấm chó bằng chăn, đèn sởi,…
Khi chó bị trúng gió đã dần tỉnh lại, hàm đã mềm, đi lại được, có phản xạ khi bạn gọi hãy cho chó uống ngay đường nước Gluose hoặc mật ong.
Đưa chó đến các bác sĩ thú y để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe, nhịp tim, đường huyết và bổ sung cho chó năng lượng cần thiết.
Phòng tránh tình trạng chó bị cảm lạnh
+ Giữ ấm cơ thể cho chó vào mùa đông giá lạnh, thời tiết chuyển mùa, mưa lạnh,…Những ngày mùa đông nên hạn chế cho chúng ra ngoài trời quá lâu
+ Không để chó nằm ngủ dưới nền nhà lạnh nhất là vào mùa đông.
+ Để chó nằm ở nơi ấp áp, tránh gió lùa
+ Sau khi tắm cho chó nên sấy khô lông cho chó, khi tắm cho chó trong mùa lạnh thì nên vào phòng kín, ấm áp
+ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho chó, đảm bảo chó được cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng
+ Tiêm phòng phòng dại, tiêm phòng viêm ruột, viêm dạ dày, cảm cúm
+ Cho chó mặc áo ấm vào mùa đông
+ Thường xuyên cho chó luyện tập thể chất, leo trèo, chạy nhảy, vận động
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị bại liệt chân phải điều trị như thế nào?
+ Mèo bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.