Cách xử trí khi bị dị ứng dầu gội chuẩn xác

7/9/2024 8:16:00 AM
Khá nhiều người sử dụng dầu gội đầu gặp tình trạng ngứa ngáy, da đầu ửng đỏ,… do bị dị ứng với một số thành phần trong dầu gội. Khi bị dị ứng dầu gội đầu nên làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có cách xử lý đúng cách, an toàn nhất.

 

Khá nhiều người sử dụng dầu gội đầu gặp tình trạng ngứa ngáy, da đầu ửng đỏ,… do bị dị ứng với một số thành phần trong dầu gội. Khi bị dị ứng dầu gội đầu nên làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có cách xử lý đúng cách, an toàn nhất.

Gội đầu giúp làm sạch da đầu, loại bỏ những bụi bẩn, dầu nhờn bám trên tóc, cung cấp các dưỡng chất cho tóc từ đó giúp tóc được chắc khỏe, hạn chế tình trạng khô xơ, gãy rụng. Tuy nhiên, khá nhiều người khi sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu mới gặp phải tình trạng mẩn ngứa, da đầu bị ửng đỏ vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể do da đầu bị dị ứng với một số thành phần có trong dầu gội đầu. Vậy cần phải làm gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Dị ứng dầu gội là một tình trạng gọi chung cho chứng viêm da tiếp xúc do dầu gội gây ra. Viêm da tiếp xúc là một bệnh dị ứng do tiếp xúc liên tục với một thành phần có khả năng gây dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng gội đầu

Sau khi gội đầu da sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng dầu gội đầu như:

+ Vùng da đầu bị đỏ

+ Ngứa da đầu, ngứa ran hoặc châm chích

+ Sưng tấy

+ Có thể xuất hiện mụn nước

Nguyên nhân gây dị ứng da đầu

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng da đầu, có thể chúng ta bị dị ứng với thành phần tạo mùi, chất làm sạch, chất khử formaldehyde (DMDM Hydantoin, Imidazolidinyl Urê, Diazolidinyl Urea), cocamidopropyl Betaine, methylisothiazolinone/Methylchloroisothiazolinone, Phenoxyetanol, 2-Bromo-2-Nitropropane-1,3-diol, Triethanolamine (TEA), Cetrimonium Chloride, Sodium-2-pyridinethiol-1-oxide, Dimethylaminopropylamine,  Parabens, Iodopropynyl Butylcarbamate, Tetrasodium EDTA, Butylated Hydroxytoluene, một số chất cồn, sulfate,…

Cách xử lý khi bị dị ứng dầu gội đầu

Khi da đầu xuất hiện các dấu hiệu mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa da đầu, ngứa ran hoặc châm chích, mụn nước chúng ta cần:

+ Hãy rửa kỹ bằng xà phòng không gây dị ứng cùng với nước càng sớm càng tốt hoặc sử dụng nước sạch để gội đầu giúp loại bỏ bớt các thành phần gây dị ứng cho da đầu.

+ Lập tức ngưng sử dụng loại dầu gội gây dị ứng, tránh tình trạng dị ứng trở nên quá nặng, gây ảnh hưởng xấu đến da đầu.

+ Tuyệt đối không dùng tay để gãi hay chà sát lên vùng da đầu để giảm ngứa, điều này giúp tránh viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn tấn công da đầu.

+ Hãy thay thế dầu gội bằng các loại thảo dược thiên như bồ kết, hương nhu, bưởi, sả, chanh,…

+ Đừng nên cột tóc hãy cố gắng thả tóc giúp tránh những tổn thương da đầu, da đầu thông thoáng hơn

+ Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc bôi chữa dị ứng bởi dầu gội đầu

+ Nếu da đầu xuất hiện nhiều gàu, ngứa, nổi mụn hoặc sưng mủ nên đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được chính xác về tình trạng hiện tại, có phương án điều trị phù hợp

Để bảo vệ da đầu, tóc chắc khỏe, phòng ngừa dị ứng da đầu nên sử dụng loại dầu gội phù hợp với cơ địa, tránh sử dụng nhiều loại khiến cho tóc không thích nghi kịp, gây nên khô xơ, rụng. Khi gội đầu nên tránh cào, gãi quá mạnh, ưu tiên dùng những sản phẩm dầu gội đầu có thành phần từ thiên nhiên, hạn chế việc sử dụng thuốc nhuộm tóc với những người có cơ địa dị ứng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Dị ứng rượu bia: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách xử trí chuẩn

Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa chuẩn xác

Bí quyết xử lý khi bị say cà phê hiệu quả, đơn giản nhất

Góc y khoa: Dị ứng phấn bướm và cách điều trị

Trẻ bị dị ứng nước mưa phải làm thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác