Dị ứng rượu bia: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách xử trí chuẩn

7/4/2024 11:10:00 AM
Dị ứng rượu bia ít người mắc phải nhưng sẽ khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng như buồn nôn, phát ban, các vùng da ửng đỏ,… ngay sau khi uống rươu bia hay các loại đồ uống có chứa cồn.

 

Dị ứng rượu bia ít người mắc phải nhưng sẽ khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng như buồn nôn, phát ban, các vùng da ửng đỏ,… ngay sau khi uống rươu bia hay các loại đồ uống có chứa cồn. Nguyên nhân nào gây dị ứng rượu bia, cách nhận biết và xử trí như thế nào khi bị dị ứng rượu bia.

Dị ứng với rượu bia

Dị ứng với rượu bia hay dị ứng các đồ uống có chứa cồn là một phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể. Hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng quá mức với một thành phần trong rượu chẳng hạn như: etanol, ngũ cốc (ngô, lúa mì, lúa mạch đen), men, chất bảo quản… Chỉ cần một lượng rượu, bia nhỏ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng, nếu không biết cách sơ cứu, điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây dị ứng rượu bia

Dị ứng bia rượu xảy ra khi cơ thể không có các enzym thích hợp để phân hủy, chuyển hóa các chất trong rượu bia. Khi uống rượu bia, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể được gọi là immunoglobulin E (IgE). Các kháng thể này kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể.

+ Dị ứng với thành phần của rượu, bia như lúa mạch nha, lúa mì, men, chất bảo quản, hương liệu, gạo, ethanol

+ Một số người có phản ứng dị ứng rượu bia có thể là dấu hiệu mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin.

+  Không dung nạp histamine (Histamine là chất được tìm thấy trong một số loại đồ uống và thực phẩm lên men). Khi không dung nạp histamine cơ thể sẽ có các phản ứng như: đỏ và ngứa da, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy.

+  Không dung nạp Sulfites có thể gây nên các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là đối với người bị hen suyễn

+ Chức năng gan kém làm giảm chức năng gan và cơ thể bị phản ứng sau khi uống rượu bia, đồ uống có cồn

Triệu chứng dị ứng rượu bia

Khi uống rượu bia, các loại đồ uống có chứa cồn hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng, ngoài dấu hiệu đỏ mặt, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

+ Các vùng da trên cơ thể ửng đỏ (cổ, lưng, cánh tay, bắp đùi,…)

+ Phát ban trên da

+ Bị ngứa miệng, mắt hoặc mũi

+ Co thắt dạ dày, buồn nôn hay nôn mửa

+ Sưng mặt, cổ họng hoặc các bộ phận khác

+ Xuất hiện tình trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

+ Huyết áp thấp

+ Đau bụng, tiêu chảy

+ Khó thở, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, choáng váng, mất ý thức

Nếu xuất hiện các triệu chứng này sau khi uống rượu bia, đồ uống có cồn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế ngay lập tức để tránh nguy hiểm tới sức khỏe.

Chẩn đoán

Tùy thuộc vào các triệu chứng các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xét nghiệp phù hợp.

Các bác sĩ có thể xét nghiệm lấy da bằng cách chích một vết nhỏ hoặc làm xước da của bạn bằng dụng cụ chuyên biệt. Sau đó, sẽ thoa một giọt chiết xuất chất gây dị ứng lên vùng bị chích hoặc trầy xước. Phản ứng của da ngay sau đó sẽ giúp họ biết được liệu có bị dị ứng rượu bia hay không.

Hoặc sử dụng xét nghiệm thử miệng để chẩn đoán bằng cách yêu cầu chúng ta tiêu thụ một hợp chất giúp kích hoạt phản ứng của cơ thể

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu để kết luận.

Cách xử trí khi bị dị ứng rượu bia

Tình trạng dị ứng với bia rượu là những tình trạng rất nguy hiểm nếu cơ thể phản ứng dị ứng một cách mạnh mẽ. Các phản ứng nghiêm trọng với rượu bia, đồ uống chứa cồn có thể gây ra các biến chứng như: đau nửa đầu, các triệu chứng bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Cũng giống như các loại dị ứng khác, không có phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn. Trên thực tế, việc điều trị dị ứng với rượu bia các bác sĩ sẽ chỉ làm giảm biểu hiện của các triệu chứng. Các bác sĩ sẽ thường kê những loại thuốc sau đây để cải thiện các triệu chứng của dị ứng rượu bia:

+ Thuốc kháng histamine

+ Thuốc epinephrine

+ Thuốc điều trị hen suyễn

Phòng tránh dị ứng rượu bia nên đọc kỹ các thành phần của thực phẩm, đồ uống trước khi sử dụng. Nên tránh các sản phẩm có chứa cồn hoặc các thành phần gây ra phản ứng cho cơ thể, chẳng hạn như sulfites hoặc một số loại ngũ cốc.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?