Cách xử lý môi trường sau mưa bão ngập lụt chuẩn nhất

9/28/2024 8:13:00 AM
Sau mưa bão khiến môi trường bị ô nhiễm do các loại rác thải, vật liệu xây dựng, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều bệnh dịch nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Sau mưa bão khiến môi trường bị ô nhiễm do các loại rác thải, vật liệu xây dựng, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều bệnh dịch nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý môi trường sau mưa bão, lũ lụt kéo dài.

Mưa bão khiến cho nhiều nơi bị ngập lụt kéo dài, sau khi lũ rút khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng bởi các rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng bị bão cuốn, cành cây bị gãy đổ, xác chết của một số loài động vật, gia súc, gia cầm phân hủy, phân, rác, nước thải, bãi thu gom, tập kết xử lý chất thải rắn, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật... bị cuốn chung vào nguồn nước lũ, công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải bị phá hủy làm cho phân, rác, nước thải tồn đọng từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi tràn trực tiếp ra môi trường trong mưa lũ, hoa màu bị chết vì bị ngâm trong nước lâu ngày, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm thực phẩm làm gia tăng các bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh lỵ, bệnh viêm da, viêm da tiếp xúc, dị ứng, nấm da, ghẻ nước, bệnh uốn ván, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ,…

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe sau khi lũ rút cần xử lý môi trường, xử lý nước sinh hoạt, tránh ô nhiễm môi trường chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp làm sạch, khử khuẩn dưới đây.

Vệ sinh nhà cửa, môi trường quanh nhà

Nước lũ sau khi bắt đầu rút dần sẽ khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng, mùi tanh thối, mùi bùn đất, mùi xác phân hủy của một số loài động vật, vật nuôi, côn trùng, cây cối, trái cây, hoa màu bị thối rữa cho ngâm trong nước lũ,…

Do đó khi nước ngập trong nhà hoặc ngoài sân, ngoài đường còn chừng nửa ống chân hãy sử dụng chổi nhựa, cành cây, cuốc, xẻng,… để đẩy lượng bùn non theo nước trôi ra ngoài. Dùng chân khoắng mạnh nền nhà theo chiều nước rút để giúp cho lớp bùn non cuộn lên trôi theo nước lũ. Phương pháp này sẽ giúp giảm mất sức dọn dẹp vì sau lũ, nước ngập lượng phù sa, bùn sẽ rất nhiều. Nước rút dần đến đâu dọn dẹp dần đến đó, dọn sạch bùn trong nhà, tiếp tục làm tương tự ở ngoài sân.

Ngoài ra, khi dọn dẹp hãy tận dụng nước lũ để làm sạch các đồ vật khác trong nhà bằng cách dùng chổi nhựa, bàn chải nhựa để cọ rửa qua tường, các đồ đạc trong nhà bị nước lũ làm ngập như bàn, ghế, tủ, giường,… Điều này sẽ giúp cho việc dọn dẹp tiếp theo diễn ra nhanh hơn, tránh mất sức, tiết kiệm thời gian dọn dẹp.

Trong thời điểm nước lũ đang rút hãy cố gắng dọn dẹp ngay tránh để nước lũ đã rút cạn nước mới dọn vì bùn đọng lại rất khó để vệ sinh, gây mất sức, mất vệ sinh, có mùi khó chịu cho ngôi nhà, hư hại đồ vật, khó vệ sinh phần tường trong nhà,…

Khi dọn dẹp ngoài đường, ngoài ngõ có thể sử dụng những ván thanh gỗ dài, xẻng, cuốc, cào để đẩy lượng bùn vào phía bên dìa đường, các bãi đất trống, vườn trồng cây, khơi thông đường ống nước thải quanh nhà, đường ống nước thải tại ngõ, đường đi, hạn chế tình trạng nước đọng lại, đường khô nhanh hơn, đảm bảo giao thông đi lại được thuận tiện.

Xử lý nước sinh hoạt

Làm trong nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt bị đục do ảnh hưởng tới mưa lớn, ngập lụt để làm trong nước có thể sử dụng phèn chua hoặc vải lọc nước, bể lọc

Phèn chua:

Dùng phèn chua với liều lượng cứ 1g phèn chua cho vào một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Dùng vải sạch, bể lọc: Có thể sử dụng vải sạch, bể lọc nước để giúp  giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Khử trùng nước sinh hoạt: Nước sạch khi được xử lý đã trong trở lại không nên sử dụng ngay mà hãy tiến hành khử trùng giúp loại bỏ hóa chất, ký sinh trùng,… tồn tại trong nước.

Khử trùng nước bằng hóa chất: Sử dụng Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg. Sử dụng hai loại hóa chất này sẽ giúp khử trùng cho các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Bởi nếu dùng một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít  nước trong. Cho một viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được

Hoặc nếu sử dụng1 viên Aquatabs 67mg hãy cho vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được

Nước sau khi được khử trùng làm sạch có thể sử dụng để dùng cho mục đích sinh hoạt nhưng vẫn cần phải đun sôi thì mới uống trực tiếp được giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa.

Nguồn nước giếng khơi

Dọn dẹp vệ sinh thành giếng, nền giếng, thu dọn rác thải quanh giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng. Dùng máy bơm hút cạn nước giếng, trong quá trình hút nước ra khỏi giếng hãy tiến hành rửa thành giếng bên trong, thau vét giếng, lấy hết bùn dưới giếng. Sau khoảng 1-2 ngày tiến hành làm trong nước giếng bằng cách dùng phèn chua chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3

Tán nhỏ phèn chua trong chậu nước sạch, đổ hỗn hợp vừa pha vào gàu múc nước sau đó thả mạnh xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút giúp làm trong nước.

Dù nước giếng đã trong nhưng để đảm bảo an toàn cũng cần thực hiện bước khử trùng nước. Hãy ước lượng nước giếng khoảng bao nhiêu m3, cứ 1m3 hoà tan 10 - 20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh. Cho Chloramine B hòa tan với nước sạch sau đó cho vào gầu, thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần. Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Dùng nước giếng sau khi được khử trùng tưới lên thành giếng để khử trùng.

Tu sửa chuồng trại chăn nuôi

Thực hiện sửa chữa lại chuồng chại chăn nuôi, dọn dẹp sạch sẽ bùn lầy, thu gom và che chắn hố ủ phân, phân thải phát sinh trong chuồng trại chăn nuôi, hạn chế phân thải, nước thải chăn nuôi phát tán ra môi trường, rắc vôi bột, phun thuốc khử khuẩn chuồng trại.

Xử lý xác các loài động vật bị chết

Thu gom các loài động vật, vật nuôi bị chết do nước lũ, vị trí chôn nên cách xa nơi sinh sống, không chôn cạnh nguồn nước sinh hoạt, nên chôn ở ngoài đồng, xa các nguồn nước ao, nước sông, nước hồ cách ít nhất 50m. Khi đào hố chôn phải đảm bảo xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8. Sau khi chuyển toàn bộ xác xúc vật xuống hố hãy dùng 2-3 kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, Cloramin…) nồng độ cao (có thể tới 100mg/l Cloramin 27%) rồi lấp đất, lèn chặt. Hãy cắm biển cảnh báo vị trí chôn giúp tránh việc bị đào bới gây ô nhiễm môi trường, phát tán mùi hôi thối, hạn chế vi khuẩn có thể lây lan. Nên kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn cẩn thận.

Những nơi có xác xúc vật bị chết do mưa bão hãy phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó hoặc tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.

Dọn dẹp cây, hoa màu bị hư hại

Tiến hành thu gom các cây trồng, hoa màu bị hư hại do nước ngập, những cây bị chết khô có thể thu gom đốt hoặc làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ. Những cây bị thối, hỏng có thể đào hố chôn lấp, dùng vôi bột để khử trùng xung quanh hố chôn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bật mí cách gia cố nhà cửa trước trong mùa mưa bão

Kỹ năng phòng tránh cây ngã đổ trong mùa mưa bão

Cách xử lý rắn bò vào nhà trong mùa mưa bão chuẩn xác

Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác

Cách bảo quản thực phẩm khi mưa lũ gây mất điện

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác