Bật mí cách gia cố nhà cửa trước trong mùa mưa bão
Trước khi mưa bão để giảm thiểu thiệt hại tài sản, nhà cửa người dân nên gia cố bằng những biện pháp hiệu quả dưới đây.
Trong mùa mưa bão đến hãy thực hiện các biện pháp gia cố nhà cửa, chằng chống lại nhà cửa, các khu vực dễ bị chịu tác động bởi gió giật mạnh, mưa lớn.
Gia cố mái nhà
Để giảm thiểu tốc mái tôn khi cơn bão đi qua chúng ta nên gia cố lại mái nhà, những ngôi nhà có độ dốc mái lớn nên sử dụng các loại bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15-20kg, kết nối các bao với nhau bằng dây thừng, đặt vắt qua mái nhà sao cho các bao cát nằm sát trên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp. Khoảng cách các bao cát nên từ 1-1,5m, ở vùng giữa mái và 1m ở phần mép mái.
Đối với mái tôn có độ dốc vừa phải có thể sử dụng các loại bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15-20kg hoặc bao nilon đóng nước với khối lượng 20-25kg, đặt cách nhau 2-2,5m, không cần sử dụng dây thừng nối lại với nhau.
Giảm thiểu tốc mái đối với nhà cấp 4 chúng ta có thể sử dụng các thanh nẹp bằng sắt, thép hoặc nhôm chắc chắn. Hãy đặt lên mái các thanh nẹp cách nhau khoảng từ 1,5 – 2m tại mép chồng lên hai tấm lợp. Đục lỗ tại các đỉnh mút tấm lợp, dùng thép đường kính 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ, đòn tay. Dùng vữa xi măng hoặc keo chống dột để bít lỗ đục tấm lợp.
Giảm thiểu tốc mái đối với nhà tầng, nhà ống chúng ta có thể áp dụng biện pháp giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất. Đặt các thanh chặn ngang bằng cây, gỗ, thép lên mái cách nhau khoảng 1m. Đặt tiếp các giằng chữ A, đỉnh chữ A nằm tại nơi tiếp giáp giữa hai mái nhà, cách nhau khoảng 2,5m lên thanh chặn. Cột chặt thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép hoặc các loại dây khác, sau đó dùng dây thép hoặc dây thừng, chão neo giằng chữ A vào các cọc cây đóng sâu xuống đất từ 1 – 1,5m.
Gia cố cửa kính các nhà thấp, nhà chung cư cao tầng
Cửa kính rất dễ vỡ khi đối mặt với những cơn bão có cường độ mạnh hay những trận giông lốc xảy ra. Do đó, để tránh tai nạn do kính vỡ, bảo vệ kính trong mùa mưa bão có thể áp dụng các biện pháp sau:
Cửa sổ chắn bằng ván ép
Để bảo vệ cửa kính trước tác động của bão, giông lốc hãy sử dụng các tấm ván ép dày khoảng 16cm, chồng các khung cửa sổ lên nhau khoảng 30 cm xung quanh. Sử dụng vít và chốt chịu lực (trong gỗ) hoặc bu lông nở (trong xây) để gắn ván ép vào tường.
Lắp sẵn vít neo quanh cửa sổ để lắp đặt nhanh hơn. Cất tấm chắn ở nơi thuận tiện, dễ lấy và dựng chúng lên nhanh chóng sau khi bão, giông lốc, mưa to kết thúc.
Đóng cửa sổ khi có bão
Tuyệt đối không mở cửa sổ khi có bão hay giông lốc. Bởi khi gió bão hoặc lốc xoáy đánh vào một tòa nhà, chúng không tạo ra áp suất đồng đều xung quanh ngôi nhà. Thay vào đó, chúng tạo ra các khu vực áp suất dương ở phía đón gió (phía đối diện với gió) và áp suất âm ở phía khuất gió và mái nhà.
Khi gió thổi qua mái nhà, nó tạo ra một lực nâng tương tự như cách cánh máy bay tạo ra lực nâng. Hiệu ứng này kết hợp với gió đi vào qua các lỗ hổng trong tòa nhà, có thể khiến nóc nhà bị tốc lên, cửa kinh bị hư hại, thậm chí có thể khiến ngôi nhà bị đổ sập.
Cố định cửa bằng thanh chắn
Lắp đặt các thanh chắn bên ngoài cửa sẽ giúp đảm bảo an toàn cửa không bị đẩy ra hoặc đẩy vào. Thanh chắn cần được gắn chặt và chắc chắn vào khung cửa để đảm bảo sự ổn định.
Đặt bao cát hoặc vật nặng chắn gió
Nếu nhà, cửa hàng có hệ thống cửa kính nhiều mà nằm trong khu vực gió lớn, có thể sử dụng bao cát hoặc các vật nặng như gạch đá, xe ô tô tải, xe container để chắn phía trước cửa sổ, cửa ra vào, tường kính,… giảm thiểu gió tác động trực tiếp vào cửa kính. Đây là giải pháp tạm thời nhưng cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ thiệt hại vỡ kính khi có bão lớn, giông lốc xảy ra.
Lắp đặt rèm cửa chống gió
Những khu vực hay xảy ra bão, khu vực nhà gần biển có thể bảo vệ cửa kính bằng cách lắp đặt rèm cửa dạng lá sách bằng các vật liệu gỗ, nhựa…. giúp giảm áp lực tác động của gió lên cửa kính, che chắn mưa, sét, đá và vật thể bay lên cửa kính. Tuy nhiên cách này có thể làm mất đi ánh sáng và tầm nhìn của kính.
Gió rít qua các khe cửa sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu, do đó cần dùng các sợi dây vải hoặc gioăng cao su chèn vào các khe cửa, dùng băng keo dán tạm cả hai mặt trong ngoài khe cửa, hạn chế gió lùa.
Bản lề lung lay, nhiều cửa lùa hoặc cửa có bản lề sẽ bị rung lắc do sức ảnh hưởng của gió bão có thể gây vỡ kính cường lực, do đó cần được cố định hoặc chêm lót vững chắc để bảo vệ bản lề cửa.
Vỡ kính cửa sổ
Thường gioăng cao su chêm lót kính của các cửa sổ sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai cứng hoặc hở, nên cần phải được chêm lót hoặc dán băng keo bịt khe hở trước khi có bão đổ bộ hoặc trong mùa mưa bão, xuất hiện nhiều giông lốc.
Ngăn nước vào nhà
Mưa lớn thường kèm theo gió mạnh làm nước dễ dàng xâm nhập qua các khe hở cửa sổ do đó để ngăn nước vào nhà trước khi mưa bão hãy khơi thông cống rãnh thoát nước, dọn dẹp sạch sẽ rác thải trong hệ thống thoát nước của nhà, ngoài đường, kiểm tra lại hệ thống thoát nước trong nhà, ngoài đường, để dòng nước chảy được lưu thông tránh ngập lụt, nước tràn vào trong nhà.
Những khu vực nhà có vị trí thấp dễ bị ngập nước nên dùng bao hút nước chống ngập đơn giản, phù hợp với mọi địa hình. Trong các bao là những lớp cotton chứa những hợp chất SAP (Super Absorbent Polymer) giúp ngăn nước tràn vào nhà. Hoặc có thể đặt bao cát ở ngay trước cửa chính hoặc những vị trí nước có khả năng tràn vào.
Có thể sử dụng keo xi măng không thấm nước bịt kín các khe nứt trên tường hoặc sàn nhà hay dùng những tấm ván gỗ để ngăn chặn nước tràn vào nhà. Đối với trường hợp nhà thường xuyên bị ngập nặng khi có mưa lớn có thể tôn nền nhà lên cao hơn so với mặt đường kết hợp với bao cát và thanh gỗ để ngăn nước ngập hiệu quả
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng phòng tránh cây ngã đổ trong mùa mưa bão
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Kỹ năng cần dạy trẻ trong mùa mưa bão
Kinh nghiệm xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa bão, ngập lụt
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Mẹo bảo vệ tài sản trong mùa mưa bão
Bảo vệ tài sản an toàn, tránh bị hư hại hay thất lạc khi nước lũ dâng cao trong mùa mưa bão hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Kỹ năng thoát hiểm ngoài đường khi gặp nước lũ, sạt lở đất
Mưa bão khiến cho việc di chuyển ngoài đường gặp nhiều nguy hiểm nhất là các khu vực miền núi, vậy cần trang bị những kỹ năng gì để đảm bảo an toàn khi di chuyển ngoài đường -
Mùa mưa bão cần kiểm tra các vị trí nào trong nhà để tránh ngập hiệu quả?
Để tránh ngôi nhà bị ngập trong mùa mưa bão trước đó chúng ta nên kiểm tra những vị trí dưới đây trong nhà, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn. -
Kỹ năng thoát hiểm trong vụ sạt lở đất
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao, gây nhiều thiệt hại về tài sản, con người lớn. Để phòng tránh nguy hiểm trong các vụ lở đất cần ghi nhớ điều gì? -
Cách xử lý môi trường sau mưa bão ngập lụt chuẩn nhất
Sau mưa bão khiến môi trường bị ô nhiễm do các loại rác thải, vật liệu xây dựng, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều bệnh dịch nguy hiểm cho sức khỏe. -
Kỹ năng phòng tránh cây ngã đổ trong mùa mưa bão
Mưa bão kèm theo gió giật mạnh khiến cho một số cây xanh bị bật gốc, ngã đổ gãy, nhánh cây rơi trúng gây nguy hiểm cho người dân đang lưu thông trên đường. Đề phòng cây xanh ngã đổ trong mùa mưa bão chúng ta cần làm gì? -
Kỹ năng cần dạy trẻ trong mùa mưa bão
Cha mẹ nên trang bị cho con những kỹ năng đảm bảo an toàn, khả năng thích nghi khi thời tiết mưa bão tránh nguy hiểm đến tính mạng -
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây. -
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Khi chuẩn bị những đồ dùng để cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất, lũ quét nên lựa chọn những nhu yếu phẩm nào vừa tránh lãng phí, thiết thực nhất cho người dân.